ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dệt may với ứng dụng công nghệ 4.0: Tất yếu nhưng có chọn lựa

Doanh nghiệp ngành dệt may nhất thiết phải ứng dụng công nghệ 4.0 để không bị tụt hậu nhưng vẫn sử dụng được những nguồn lực sẵn có.

12/07/2019 06:14

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) với các ứng dụng phổ biến của tự động hóa, Internet kết nối vạn vận (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI)… đang tạo ra cả thách thức và cơ hội lớn cho ngành dệt may.

Việc ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 trong sản xuất công nghiệp giúp ngành dệt may sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tồn kho…nhưng cũng đặt nhiều vấn đề về vốn đầu tư cũng như nguồn nhân lực làm chủ công nghệ mới, đặc biệt trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.

ung dung cong nghe 4.0 trong det may can phai tinh toan ky hinh 1
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công ty CP Thời trang TNG

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công ty CP Thời trang TNG cho biết, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ 4.0, các sản phẩm dệt may và thời trang sẽ rút ngắn được quy trình từ thiết kế đến sản xuất, sản phẩm nhanh chóng được đưa ra thị trường không bị lỗi mốt, rất phù hợp với xu hướng cạnh tranh hiện nay.

“Nếu doanh nghiệp rút ngắn được thời gian từ ý tưởng thiết kế đến khi sản phẩm ra đời sẽ luôn bắt kịp được với xu thế thời trang. Trước kia, quá trình từ lúc có ý tưởng sản phẩm đến khi có sản phẩm tung ra thị trường phải trải qua thời gian rất dài, nhiều khi sản phẩm ra đời đã trở nên lỗi mốt, sản phẩm bị tồn kho khiến doanh nghiệp thiệt hại rất lớn”, ông Sơn nói.

Theo chia sẻ của ông Sơn, quá trình ứng dụng công nghệ 4.0 vào thiết kế và sản xuất tại TNG cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ được công nghệ mới. Bởi hiện nay, công nghệ trên thế giới là không thiếu nhưng nguồn nhân lực của doanh nghiệp liệu có làm chủ được công nghệ đó hay không mới là những trở ngại của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp thời trang nói riêng.

Chính vì thế, những doanh nghiệp như TNG phải đăng ký tham dự chương trình quản lý công nghệ may mặc, để nhanh chóng cập nhật những công nghệ mới nhất trên thế giới. Đồng thời, doanh nghiệp cần mời các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước đào tạo thực tế.

“Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc cũng như Đại học Công nghiệp Dệt may, trình độ ứng dụng công nghệ của đội ngũ thiết kế tại TNG đã được nâng cao, sử dụng thành thạo những phần mềm thiết kế. Các sản phẩm của công ty khi đưa ra thị trường đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận, tạo được thương hiệu bền vững”, ông Sơn chia sẻ kinh nghiệm.

Doanh nghiệp có dám đổi mới công nghệ?

Từng có nhiều thời gian tìm hiểu và hợp tác với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, ông Park Jun Ho, đại diện Công ty nghiên cứu Kỹ thuật số thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Kitech của Hàn Quốc nhận xét, vấn đề hiện nay của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không hẳn phải phụ thuộc vào những chính sách của chính phủ, quan trọng nhất là những doanh nghiệp ngành dệt may có thể quyết định đầu tư đổi mới công nghệ hay không.

Bởi lẽ, khi tiếp cận với công nghệ 4.0, các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với nguồn đầu tư ban đầu rất lớn, bao gồm cả hệ thống dây chuyền công nghệ mới và phải loại bỏ hoàn toàn những dây chuyền sản xuất cũ, bởi những hệ thống này không tương thích với nhau. Đây chính là bài toán mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu, tính toán và quyết định thời điểm hợp lý.

“Có điều rất đáng tiếc là hiện tại một số chương trình hỗ trợ kỹ thuật giữa Hàn Quốc với Việt Nam đã kết thúc. Những kế hoạch hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật trong tương lai chưa được chính phủ hai nước bàn bạc cụ thể nên điều kiện tiếp cận và làm chủ công nghệ mới trong ngành dệt may chưa dễ dàng đến với các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Park Jun Ho cho biết.

ung dung cong nghe 4.0 trong det may can phai tinh toan ky hinh 2
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Nhận định cuộc CMCN 4.0 đang có ảnh hưởng sâu sắc đến các nền kinh tế thế giới, trong đó có nền kinh tế Việt Nam và có tác động rất lớn đối với ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, nếu ngành dệt may không tập trung áp dụng những công nghệ tiên tiến sẽ không thể tăng năng suất, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cũng như phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Ông Cẩm cho rằng, ngành dệt may Việt Nam trong thời gian từ 10 - 15 năm tới dù vẫn có thể phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như nhân lực đã đầu tư, nhưng bên cạnh đó vẫn phải tập trung vào nghiên cứu một số khâu sản xuất có thể ứng dụng được công nghệ 4.0 để thay thế con người. Những khâu có thể cho máy móc thực hiện thường cần có độ chính xác cao, môi trường độc hại hay quy trình lặp đi lặp lại, nhàm chán… nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí.

“Trong xu thế nhiều quốc gia đang tập trung ứng dụng CMCN 4.0, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng thành tựu này sẽ bị bỏ lại ở phía sau. CMCN 4.0 sẽ là tất yếu nhưng phải có sự lựa chọn đối với ngành dệt may, doanh nghiệp cần xem xét ứng dụng máy móc ở khâu nào trước, khâu nào sau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát huy, kết hợp giữa điều kiện của Việt Nam với những điều kiện chung của khoa học kỹ thuật, từ đó vừa không bị tụt hậu cũng như vẫn sử dụng được những nguồn lực sẵn có để phát huy tốt nhất khả năng của doanh nghiệp mình”, ông Cẩm nói./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

22:26 , 24/04/2024

Sau gần 2 năm thực hiện Công văn số 436 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống về vận động Nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đến nay việc hiến đất mở rộng đường giao thông trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

18:24 , 24/04/2024

Khoảng 21h ngày 23/4/2024, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân xuất hiện mưa đá kèm theo gió mạnh. Trận mưa lớn xảy ra ban đêm, không gây thiệt hại về người song gây thiệt hại một số diện tích hoa màu của người dân.

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

18:41 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

13:23 , 23/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.