ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giấc mộng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang dần tan vỡ

Từ trước cuộc chiến thương mại, ông Tập Cận Bình đã lên kế hoạch biến Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới vào năm 2050 và thương chiến Mỹ - Trung đang làm cho giấc mộng Trung Hoa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

12/08/2019 08:22

 

Giấc mộng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang dần tan vỡ - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tập Cận Bình và Donald Trump. Nhiếp ảnh gia: Nicolas Asfouri

Tầm nhìn lớn của ông Tập bây giờ có vẻ ngày càng khó khăn hơn. Khi áp lực lớn từ Donald Trump làm tăng thêm hàng loạt thách thức cơ cấu đối với nền kinh tế 14 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc - bao gồm mức nợ công kỷ lục, ô nhiễm tràn lan và dân số già, nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, nền đình trệ trước khi nó đạt đến mức độ giàu có của những nước phát triển.

“Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng chính phủ Tập có thể tránh được số phận đó bằng cách thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tự do hóa thị trường và tăng sức mạnh công nghệ của đất nước. Nhưng việc này không dễ dàng. Chỉ có năm quốc gia đang phát triển đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi sang vị thế của một quốc gia tiên tiến trong khi vẫn duy trì mức tăng trưởng cao từ trước tới giờ”, theo Michael Spence, giáo sư đoạt giải Nobel tại Đại học New York.

“Trung Quốc đang cố gắng làm điều này với sự phản đối từ phía Hoa Kỳ, khiến cho việc thực hiện đang ngày càng khó khăn”, theo Andrew Polk, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Trivium China tại Bắc Kinh cho biết.

“Tuy nhiên, nhìn theo hướng khác, Hoa Kỳ rõ ràng đã thắp lên một ngọn lửa ở ngay dưới chân người Trung Quốc. Đây có thể chính là một động lực để Trung Quốc cố gắng hơn”, ông này nói.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vừa nhấn mạnh về những thách thức của Chủ tịch Tập Cận Bình vào thứ Sáu, cho biết trong báo cáo thường niên về nền kinh tế Trung Quốc, rằng “nếu không đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện, triển vọng dài hạn của Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh mẽ, việc tiếp cận với các thị trường và công nghệ nước ngoài có thể bị giảm đáng kể”

Tỷ lệ sẽ có một thỏa thuận thương mại trong thời gian sắp tới đang rất thấp. Sau khi Tổng thống Trump vừa gia tăng áp lực bằng cách tuyên bố áp dụng mức thuế mới đối với 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc hai tuần trước, Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách tạm dừng mua các loại cây trồng của Hoa Kỳ và cho phép đồng nhân dân tệ giảm xuống mức yếu nhất kể từ năm 2008

Chính quyền của ông Trump ngay lập tức sau đó đã chính thức chỉ định Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ. Nhà Trắng cũng đã đưa ra quyết định chính thức cấm các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Huawei Technologies Co., người khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

“Sẽ khó có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ phía Trung Quốc trong thời gian tới”, Jeff Moon, cựu trợ lý thương mại của Hoa Kỳ nói. “Ông Tập đang phải đối mặt với áp lực nội bộ ngày càng tăng về việc cần tăng cường sức mạnh khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông leo thang và Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng Mười”

“Sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào của sự yếu đuối từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc”. Moon nói

Trong một lo ngại về mối quan hệ Trung-Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế nào, một số phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc đã đưa ra triển vọng rằng Bắc Kinh có thể xem xét cắt đứt hoàn toàn thương mại với Hoa Kỳ.

“Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng tốc điều chỉnh, tạo ra thị trường xuất khẩu mới”, ông Hu Xijin, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, đã nói vào hôm thứ Năm

Trong ngắn hạn, chính phủ Trung Quốc có hỏa lực dồi dào để ngăn chặn tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới mức dưới 6% hàng năm. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, đồng thời ​​kích thích tài khóa để thúc đẩy sự phục hồi vừa phải trong nửa cuối năm 2019.

Ông Tập Cận Bình cũng đã đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết các thách thức dài hạn của Trung Quốc. Một chiến dịch hủy bỏ trong hơn hai năm đã giúp loại bỏ một số khoản nợ dư thừa tồi tệ nhất của nước này, trong khi các cơ quan quản lý đã xây dựng một đường lối hoạt động mới đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao trong những năm gần đây. Khu vực dịch vụ của Trung Quốc hiện chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội

Đồng thời, Trung Quốc cũng đã rót hàng tỷ đô la vào việc phát triển một ngành công nghiệp công nghệ cao tại quốc gia, để đối đầu với phương Tây trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và xe điện. Trong bài phát biểu tháng 10 năm 2017 nhằm đưa ra tầm nhìn dài hạn cho nền kinh tế Trung Quốc, “Tập Cận Bình tuyên bố sẽ gia nhập các quốc gia phát triển nhất vào năm 2035 trên con đường đi đến vị thế cường quốc vào năm 2050”

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã tạm thời ngăn cản Trung Quốc. Ví dụ nổi bật nhất: Danh sách đen của Hoa Kỳ về Huawei, có nguy cơ làm tê liệt tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc này vì các sản phẩm thiết kế chip địa phương không đủ tinh vi để thay thế những công ty từ Hoa Kỳ.

“Đối với Trung Quốc, sẽ khó khăn hơn để tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất”, ông Patrick Hofman, giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. “Điều này sẽ khiến Trung Quốc khó bắt kịp hơn, nhưng đồng thời nó sẽ là động lực mạnh mẽ để khuyến khích Trung Quốc phát triển hệ sinh thái công nghệ của riêng họ”

Nợ công và vấn đề nhân khẩu học là hai thách thức lớn khác. Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế, gánh nặng nợ công của Trung Quốc đã tiếp tục gia tăng bất chấp chiến dịch khắc phục trong 2 năm, tăng lên khoảng 303% GDP trong quý đầu tiên, một trong những tỷ lệ nợ công cao nhất trong số các quốc gia đang phát triển. Dân số trong độ tuổi lao động của đất nước này được dự báo sẽ giảm hơn 20% xuống còn 718 triệu vào năm 2050, theo dữ liệu do Liên Hợp Quốc tổng hợp.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000 lên mức ước tính 10.000 đô la trong năm nay, nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức khoảng 65.000 đô la ở Hoa Kỳ và Singapore.

Tăng trưởng chậm lại tới 6,2% trong quý hai, tốc độ yếu nhất trong 27 năm gần đấy và ngân hàng Standard Chartered ước tính rằng nếu ông thuế quan mà Trump đe dọa có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9, nó có thể cắt giảm 0,3 điểm phần trăm GDP của Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng đa dạng hóa những khách hàng nước ngoài của mình thông qua sáng kiến “​Vành đai và con đường” cùng các hiệp định thương mại khác, nhưng Hoa Kỳ vẫn chiếm khoảng 20% lượng ​​xuất khẩu của Trung Quốc.

 

Giấc mộng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang dần tan vỡ - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cảng Hambantota, được điều hành bởi China Merchants Group, tại Sri Lanka.

“Căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chắc chắn sẽ làm cho giấc mộng Trung Hoa trở nên khó khăn hơn”, ông Michelle Lam, nhà kinh tế học tại Hiệp hội Thế giới SA ở Hồng Kông nói.

Thùy Dung/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

06:32 , 16/04/2024

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 3/2024, doanh số bán ô tô toàn thị trường đạt trên 58 nghìn xe, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023.