ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Số dự án đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam cao kỷ lục 3 năm liền

Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lớn nhất trong năm qua với tổng vốn đăng ký gần 8 tỉ USD.

19/08/2019 21:35

Vốn FDI của Nhật Bản chiếm 31% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp số dự án đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam tăng và đạt kỷ lục với 630 dự án; là năm thứ 4 liên tiếp tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam tăng.

Hiện nay, tín hiệu này càng lạc quan hơn khi nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển đầu tư sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam là một địa chỉ được quan tâm hàng đầu.

Hơn một nửa các doanh nghiệp Nhật Bản tại tỉnh Ishikawa (Nhật Bản) được hỏi cho biết đang có xu hướng chuyển cơ sở sản xuất sang các nước Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam luôn là điểm chọn lựa tin cậy. Ông Tanimoto Masanori, Thống đốc tỉnh Ishikawa trong buổi làm việc gần đây với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thông tin kết quả mới nhất sau cuộc khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn có vốn đầu tư nước ngoài. Ông Tanimoto Masanori nêu rõ: Việt Nam nổi lên là đất nước được ưa thích, tin cậy của các doanh nghiệp Nhật Bản.

“Chúng tôi gần đây đã làm cuộc khảo sát, kết quả là có quá một nửa số doanh nghiệp cho biết rằng thay vì tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc thì họ muốn chuyển sang thị trường Đông Nam Á. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đặc biệt vào thị trường Việt Nam. Và theo như khảo sát thì các doanh nghiệp có ý kiến thống nhất rằng là người lao động Việt Nam làm việc rất chăm chỉ, chịu khó; có kỹ năng, kỹ thuật cao” - ông Tanimoto Masanori nói.

so du an dau tu moi cua nhat ban vao viet nam dat ky luc hinh 1
Ông Tanimoto Masanori, Thống đốc tỉnh Ishikawa (người ngồi đầu tiên từ bên phải sang) cho biết, các doanh nghiệp Nhật đang quan tâm rất lớn đến Việt Nam.

Trước đó, hồi đầu năm nay, thông tin Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố tại Hà Nội cho thấy có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam, tỷ lệ cao nhất trong các nước là đối tượng khảo sát.

Riêng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến tháng 10-2018, khu vực này đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản với 169 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 2,2 tỷ USD, chiếm 10,5% trong tổng vốn FDI toàn vùng. Riêng tại Cần Thơ, có 7 dự án FDI từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 12 triệu USD.

so du an dau tu moi cua nhat ban vao viet nam dat ky luc hinh 2
Chương trình giao lưu văn hóa và Thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4 tại TP Cần Thơ.

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, khu vực ĐBSCL có thế mạnh về nông nghiệp, trong khi Nhật Bản rất mạnh về công nghệ. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển và tái cơ cấu ngành nông nghiệp của ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

“Về kinh tế, đây là vùng tăng trưởng cao nhất của Việt Nam. Tăng trưởng bình quân là 7,8%/năm. Hiện nay ngành chính vẫn là chế biến nông sản và thủy sản. 50% sản lượng tôm là xuất khẩu sang Nhật Bản. Như vậy, về hợp tác với Nhật Bản thì chưa có nhiều doanh nghiệp Nhật đầu tư vào so với các vùng khác như Hà Nội hay TPHCM. Tuy nhiên, tín hiệu tốt là doanh nghiệp Nhật hiện bắt đầu quan tâm nhiều hơn” - ông Nguyễn Phương Lam cho biết.

Ông Lam phân tích: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, vùng ĐBSCL có triển vọng lớn trong việc hợp tác với doanh nghiệp Nhật để tạo thành một vành đai sản xuất nông sản sạch, an toàn; đồng thời, xuất khẩu sang các nước thứ 3. Tuy nhiên, khu vực ĐBSCL cũng cần phải nỗ lực tiếp về đầu tư hạ tầng cũng như vấn đề về chính sách và tìm kiếm các cơ hội để khai thác dòng vốn đầu tư của Nhật nhiều hơn.

so du an dau tu moi cua nhat ban vao viet nam dat ky luc hinh 3
Khu công nghiệp hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tại Cần Thơ có quy mô giai đoạn 1 hơn 30 ha khánh thành năm 2018.

Đón đầu làn sóng đầu tư này, ông Phạm Thế Vinh - Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ trong chuyến làm việc tại một số địa phương của Nhật Bản đã thông tin: Nhật Bản là quốc gia đầu tiên được chính quyền thành phố Cần Thơ có nhiều ưu đãi. Trong đó, Khu công nghiệp hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tọa lạc ở phường Tân Phú, quận Cái Răng có quy mô giai đoạn 1 hơn 30 ha là một minh chứng rõ nét. Hiện nay, hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng… trong khu công nghiệp này đã được đầu tư hoàn thiện, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mặt bằng xây dựng nhà xưởng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Okamoto Akihiro, chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cho biết, ĐBSCL có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đất đai phì nhiêu, khí hậu, khoáng sản. Chính vì vậy, thời gian qua nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tìm cơ hội đầu tư, hợp tác với Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

“Đây là lần thứ 3 tôi đến Cần Thơ, qua nhiều lần đến đây thì tôi thấy có những cách làm chỉ Việt Nam có mà bên Nhật không có. Không chỉ như những dạng như thực phẩm, trái cây nông nghiệp mà tôi nghĩ là ở Cần Thơ có những cái mà tôi nghĩ có thế mạnh như sản xuất phân bón để xuất sang Nhật. Bán ở bên Nhật cũng được tôi nghĩ đó là hình thức liên kết mới giữa Cần Thơ và các địa phương của Nhật Bản” - ông Okamoto Akihiro nói

so du an dau tu moi cua nhat ban vao viet nam dat ky luc hinh 4
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và thành phố Cần Thơ làm việc với một số doanh nghiệp Nhật.

Ông Võ Tấn Thành, Phó chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, với kết quả khảo sát có gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam, tỷ lệ cao nhất trong các nước được khảo sát đã phản ánh rõ môi trường kinh doanh ổn định của, cũng như tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật. Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, thì Việt Nam đảm bảo được sự ổn định và an toàn cho môi trường đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng.

“Đây là thời điểm rất tốt để đầu tư. Chính phủ Việt Nam đang rất quyết liệt cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể, Chính phủ đã cắt giảm trên 50% các điều kiện kinh doanh. Các chỉ số, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện theo đánh giá của Ngân hàng thế giới. Tôi mong rằng trong thời gian tới, các doanh nghiệp Nhật tiếp tục tăng cường đầu tư sang Việt Nam. Bởi vì quan hệ giữa 2 nước đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất” - ông Võ Tấn Thành nói.

Sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư thể hiện qua các con số thống kê cho thấy những tín hiệu đáng mừng. Bởi theo các chuyên gia, FDI Nhật Bản kéo theo những cơ hội hợp tác thương mại. Khi khả năng kết nối với thị trường này ngày càng lớn, thì không chỉ doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam, mà ngay cả những nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc gia khác muốn “với tay” tới các thị trường Nhật cũng sẽ dốc vốn đầu tư vào Việt Nam. Vấn đề ở đây là chất lượng, là sự lựa chọn để bảo đảm đúng định hướng ngành, lĩnh vực và dự án ưu tiên./.

Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

23:51 , 27/03/2024

Hiện nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chứng nhận 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu với diện tích 300 ha. Trong đó có 24 mã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 15 mã sang thị trường Malaysia và 2 mã vùng nội địa.

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

23:24 , 27/03/2024

Qua đánh giá nhiều vụ sản xuất cho thấy, cây bí xanh khá phù hợp với điều kiện canh tác tại một số địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Do đó, thời gian qua, một số địa phương đã định hướng mở rộng diện tích trồng bí xanh.

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

23:20 , 27/03/2024

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đến trung tuần tháng 3 năm 2024, toàn tỉnh vẫn còn một số tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển hơn 10 ngày.

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

23:14 , 27/03/2024

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng hơn 46.900 ha cây trồng các loại. Để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

21:05 , 27/03/2024

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đang là giải pháp quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, kêu gọi đầu tư, thu hút ngày càng nhiều dự án vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

20:32 , 27/03/2024

Mới đây, tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình: "Quản lý chuột hại bằng bả trộn sẵn Hicate 0.08AB" trên ruộng lúa vụ xuân năm 2024.

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

18:10 , 27/03/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 64 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định và 3 Quỹ tín dụng nhân dân đang trong diện kiểm soát đặc biệt, bình quân mỗi quỹ có trên 1.800 thành viên tham gia.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

07:25 , 27/03/2024

Tỷ lệ hội viên nông dân chiếm 90% so với số lao động nông, lâm nghiệp nên trong những năm qua, hội nông dân huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, nhiều hộ đã biết khai thác thác tiềm năng đất đồi rừng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

07:11 , 27/03/2024

Thị trường vật liệu xây dựng sản xuất, tiêu thụ sụt giảm. Dự báo đến giữa năm 2024, thị trường vật liệu xây dựng mới có triển vọng phục hồi.

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

07:02 , 27/03/2024

Theo thông tin từ tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có 5 nhóm hàng xuất khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp đạt tỷ đô la đó là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, gạo và rau quả.