ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội nghị sơ kết về thí điểm xử lý nợ xấu

(TTV) - Sáng 15/10 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

16/10/2019 06:40

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Chung
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Chung

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, ủy ban của Quốc hội, các tổ chức tài chính quốc tế tham dự hội nghị.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, sau 2 năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội gắn với Quyết định 1058, Quyết định 986/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng tới năm 2025, định hướng năm 2030 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, công tác xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các TCTD và phát triển hệ thống ngân hàng có chuyển biến rõ nét.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%. Nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) và các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu tới hết tháng 8/2019 là 4,84%  (năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%).

Về giá trị tuyệt đối, từ tháng 8/2017 (từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý 236.800 tỷ đồng nợ xấu, trung bình mỗi tháng xử lý được 9.600 tỷ đồng, cao hơn 4.700 tỷ đồng/tháng của giai đoạn 2012-2017.

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đánh giá: “Sau khi có Nghị quyết 42, ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện một bước quan trọng, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của các TCTD”.

Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN Nguyễn Văn Du cho biết, từ năm 2018 đến 31/8/2019, NHNN đã thực hiện 2.259 cuộc thanh tra, kiểm tra và ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 2.077 cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm yêu cầu các TCTD khắc phục sai phạm hoặc chấn chỉnh, cảnh báo nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống…

Trong những tháng đầu năm nay, NHNN đã tiếp nhận khoảng 1.000 báo cáo giao dịch đáng ngờ. Chuyển giao thông tin liên quan đến 80 vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.

“Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD”, Chánh thanh tra NHNN nói.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bước vào giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng XII nêu rõ thực trạng nợ công cao, áp lực lớn, nợ xấu cao (10,08% nợ nội bảng), rủi ro ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống ngân hàng. Do đó, Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là cơ cấu lại nền kinh tế trong đó có hệ thống TCTD và gắn với xử lý nợ xấu. Nhiệm vụ này còn khó khăn hơn khi dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ đã chật hẹp, “độ mở” của nền kinh tế lớn, nếu giải quyết không khéo thì vừa không hiệu quả kinh tế, vừa gây bất ổn vĩ mô.

Trong quá trình tháo gỡ, Chính phủ nhận thấy chủ thể cuối cùng trong xử lý nợ xấu vẫn phải là các TCTD mặc dù đã bán nợ xấu cho VAMC. Do đó, bước sang giai đoạn này, cần đề cao vai trò xử lý nợ xấu của chính các TCTD.

“Chúng tôi cảm ơn Quốc hội đã thấu hiểu chia sẻ những khó khăn trong xử lý nợ xấu để ban hành Nghị quyết 42, tạo ra sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ TCTD trong xử lý nợ xấu. Hiện đã có 11 ngân hàng đạt chuẩn Basel 2 và nhiều ngân hàng ‘sạch’ nợ ở VAMC”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ.

Với tiến độ xử lý nợ xấu như hiện nay, Phó Thủ tướng tin tưởng nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020, hoàn thành yêu cầu của Thủ tướng tại Quyết định 986/QĐ-TTg, đóng góp tích cực vào cơ cấu lại TCTD và các chính sách vĩ mô khác, góp phần giúp giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tín nhiệm nhiều tổ chức tín dụng, củng cố nền tảng của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh diễn biến thế giới khó lường.

“Đây là nỗ lực lớn của ngành ngân hàng và sự chia sẻ, phối hợp trách nhiệm của các bộ, ngành khác, toà án, viện kiểm sát và các địa phương”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh mục tiêu: Ổn định vĩ mô là hàng đầu và gia tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng trước các tác động từ bên ngoài và trong nước, bảo đảm an toàn hệ thống; đưa nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ vào cuối năm 2020.

Quan điểm xử lý nợ xấu là kiên trì thực hiện nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro; tuân thủ quy định pháp luật nhưng có cơ chế thử nghiệm ở những trường hợp đặc thù; phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD; bảo đảm an toàn, hiệu quả; đề cao trách nhiệm cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương.

Với trách nhiệm của các TCTD, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng các TCTD tuân thủ và thượng tôn pháp luật trong xử lý nợ xấu, không có ngoại lệ; bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn; tăng cường bồi dưỡng phát huy văn hoá doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; công khai trách nhiệm giải trình với nhà nước và cộng đồng.

Ngoài việc bám sát Nghị quyết 42, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng cũng đề nghị NHNN bám sát Nghị quyết 01 hằng năm của Chính phủ; khẩn trương phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng còn lại; tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện phương án mua lại các ngân hàng yếu kém; xây dựng hệ thống kết nối dữ liệu thông tin tài sản; tăng cường hiệu lực hiệu quả thanh tra, kiểm tra của ngành, có cơ chế cảnh báo sớm, tập trung vào các vấn đề có rủi ro cao để không phát sinh thêm nợ xấu mới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị chính quyền các địa phương tiếp tục phổ biến Nghị quyết 42 tới các cấp để phối hợp, hỗ trợ ngành ngân hàng xử lý nợ xấu.

HQ (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

06:45 , 18/09/2024

Thời điểm này đang là một trong những thời điểm mang lại cơ hội tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, nếu doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng của khách hàng toàn cầu.

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

06:10 , 18/09/2024

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước cho thấy tính đến đầu tháng 9/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là trên 238.000 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao.

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

07:54 , 17/09/2024

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Thanh Hóa như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản,..đang ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bền vững. Vì vậy, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp trong tỉnh.

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

07:51 , 17/09/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng và có thể làm giảm GDP cả nước năm 2024 khoảng 0,15%.

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

08:45 , 16/09/2024

Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt  hơn

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

08:35 , 16/09/2024

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

08:32 , 16/09/2024

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

08:27 , 16/09/2024

Đến nay, Thanh Hóa có khoảng 200 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất hàng dệt may, da giày, với tổng vốn đăng ký trên 36.000 tỉ đồng. Đã có 143 cơ sở dệt may, da giày đi vào hoạt động sản xuất, gồm: 116 nhà máy may với công suất khoảng 610 triệu sản phẩm/năm, 27 nhà máy giày với công suất 275 triệu sản phẩm/năm.

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

10:27 , 15/09/2024

Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

09:45 , 15/09/2024

Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.