ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cần sớm đầu tư hạ tầng truyền tải điện bằng hình thức công tư

Nhà nước cần khuyến khích nhà đầu tư tư nhân xây dựng hạ tầng truyền tải điện, mở ra một hướng đi mới đối với vấn đề hạ tầng truyền tải điện.

08/12/2019 07:00

Với sự đầu tư và phát triển nhanh chóng của các dự án năng lượng tái tạo đã và đang giúp Ninh Thuận khởi sắc ở nhiều mặt. Tuy nhiên, do trình tự thủ tục tư đối với dự án đầu tư công liên quan đến hạ tầng truyền tải điện mất nhiều thời gian nên đã khiến nhiều nhà máy điện gió và điện mặt trời bị giảm phát và thiệt hại. Vì vậy, một giải pháp được đặt ra hiện nay là cần phải sớm có cơ chế để thu hút nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng truyền tải điện.

Với 16 tua bin gió có công suất 37,6MW, hiện mỗi ngày Nhà máy điện gió Mũi Dinh (huyện Thuận Nam) mất khoảng 250 triệu đồng vì mới có từ 35 – 60% công suất được tiếp nhận lên lưới. Nếu tính chung cả năm, nhà đầu tư thiệt hại trên 90 tỷ đồng.

can som dau tu ha tang truyen tai dien bang hinh thuc cong tu hinh 1
Cần sớm đầu tư hạ tầng truyền tải điện bằng hình thức công tư.

“Nghịch lý ở chỗ gió càng lớn thì sản lượng nhà máy càng hạn chế nhiều, vì thời điểm gió lớn, Mũi Dinh lại nằm cái thời điểm mặt trời phát tốt, do vậy, sản lượng điện của nhà máy không cho phát và bị cắt giảm rất lớn, trung bình mỗi ngày bị cắt giảm tầm 250MW” - ông Lê Nguyên Tuấn, quản đốc Nhà máy điện gió Mũi Dinh nói.

Trong gần 2 năm qua, tỉnh Ninh Thuận có 1.200 MW điện đã hòa lưới từ 18 dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đường truyền tải điện quá tải, hạ tầng lưới điện không kịp triển khai.

Trước áp lực giải phóng công suất, tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất xã hội hóa việc đầu tư đường truyền tải điện 500kv từ các Nhà máy năng lượng tái tạo tới trạm biến áp, sau đó chuyển giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý, vận hành. Theo dự kiến, trong vòng 1 năm dự án có thể hoàn thành, nhà đầu tư sẽ được tăng công suất sản xuất điện.

“Sắp tới phải có những cơ chế để làm sao huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia vào đầu tư hệ thống đường truyền tải. Cần có những cơ chế tháo gỡ chung không chỉ riêng địa bàn của Ninh Thuận, Bình Thuận mà các tỉnh khác, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh về năng lượng” - ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nói.

Việc cho phép tư nhân xây dựng hạ tầng truyền tải điện là hình thức đầu tư công - tư, mở ra một hướng đi mới đối với vấn đề đầu tư hạ tầng truyền tải điện tại Việt Nam.

GS.TS Lê Chí Hiệp, Đại học quốc gia TPHCM cho rằng: “Thay vì độc quyền, chúng ta có thể cho những doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư ở những điểm nghẽn giải quyết các vấn đề. Sau đó,cần phối hợp giữa các dự án đầu tư mới sắp tới và những dự kiến trong tương lai, chúng ta cho những doanh nghiệp đầu tư vào những đường dây truyền tải thì chúng tôi nghĩ rằng vấn đề đó có thể giải quyết được.”

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Để đầu tư đường dây 220KV phải mất 2-3 năm, còn 500KV phải mất tới 5 năm nên hướng đi là để các nhà đầu tư BOT hoặc các tập đoàn đầu tư rồi bàn giao cho EVN vận hành.

“Những trạm 500KV của Phú Mỹ rồi trạm 500KV của Vũng Áng không phải của EVN đầu tư mà là các nhà đầu tư BOT đầu tư hoặc tập đoàn dầu khí đầu tư, sau đó lại bàn giao cho EVN để sở hữu vận hành đảm bảo tính điều độ thống nhất của hệ thống. Thì đã có thực tiễn để sau này xác định đầu tư của năng lượng tái tạo mà các nhà đầu tư có khả năng đầu tư những lưới chuyên dùng để đảm bảo cái đầu nối đến điểm đấu nối thì rất tốt” - ông Nguyễn Thái Sơn, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển Điện lực Việt Nam cho biết.

Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân xây dựng hạ tầng truyền tải điện để mở ra một hướng đi mới đối với vấn đề đầu tư hạ tầng truyền tải điện, không chỉ tại Ninh Thuận mà còn trong cả nước./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

08:14 , 18/04/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn có hiệu lực, đến nay Ban đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

07:59 , 18/04/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6 năm nay như dự kiến.

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

18:55 , 17/04/2024

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ.

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.