ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Năm 2020: Khơi thông điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực tài nguyên

Thực hiện phương châm "hướng về địa phương cơ sở, người dân, doanh nghiệp" trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết kịp thời các điểm nghẽn, các vấn đề phức tạp phát sinh... là những nhiệm vụ trọng tâm Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai trong năm 2020.

27/12/2019 16:57

 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2020 của ngành tài nguyên và môi trường. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Giải phóng nguồn lực tài nguyên để bứt phá phát triển

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, năm 2019, Bộ TN&MT đặc biệt tập trung phát huy tài nguyên trở thành thành nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Cụ thể, đến nay, Bộ TN&MT đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Chính phủ giao và mục tiêu của ngành đặt ra từ đầu năm, đáp ứng mục tiêu kiến tạo, khơi thông các điểm nghẽn thúc đẩy giải phóng các nguồn lực tài nguyên cho mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường minh bạch, rõ trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương.

Vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường, đất đai cũng được đặc biệt chú trọng. Tỷ lệ người dân phản ánh có tình trạng nhũng nhiễu trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận giảm giảm 29% so với năm 2015, chất lượng dịch vụ cung cấp dịch vụ công tăng từ 2,64 điểm (năm 2016) lên 3,49 điểm (thang điểm 4) năm 2019; chỉ đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS) đối với 2 dịch vụ công về đất đai và môi trường tăng đều qua từng năm.

Đặc biệt, thu ngân sách dự kiến sẽ vượt mức kế hoạch (đến 21/11/2019 đã đạt 168%); tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 97,36% diện tích cần cấp, tỷ lệ người có đất nông nghiệp bị thu hồi hài lòng về mức bồi thường đạt 68% (qua khảo sát của PAPI). Năm 2019, Bộ cũng đã tập trung giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí đất đai ở các dự án đầu tư, đất nông, lâm trường, đảm bảo chỉ tiêu đất có rừng theo yêu cầu của Quốc hội.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, tài nguyên khoáng sản được quản lý minh bạch hiệu quả thông qua đấu giá quyền khai thác mỏ, khoáng sản; nhiều giá trị địa chất được phát hiện; lĩnh vực khai khoáng đã phục hồi và đóng góp cho tăng trưởng.

Đáng chú ý, Bộ TN&MT đã thiết lập được hệ thống kiểm soát môi trường tự động với 600 trạm quan trắc, kết nối trực tuyến với 50 Sở TN&MT.

Bộ TN&MT cũng đã rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp đồng bộ về quản lý chất thải rắn, phát triển mô hình tái chế, đốt rác phát điện thay cho chôn lấp để trình Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội trong giảm thiểu rác thải nhựa. Tỷ lệ khu công nghiệp có khu xử lý chất thải tập trung đạt 89%. Số sự cố môi trường giảm 50% so với năm 2018. Các vụ việc vi phạm bị xử lý nghiêm minh.

Năm 2019, công tác dự báo cũng bám sát tình hình khí tượng thủy văn dài hạn  và các hiện tượng thời tiết cực đoan để chủ động phương án sản xuất, kinh doanh, ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại. Ứng phó với biến đổi khí hậu đã huy động được sự chung tay của hệ thống chính trị nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nhìn thẳng vào những thách thức

Cùng với kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, thách thức đặt ra trong công tác quản lý TN&MT, trong đó nổi lên một số vấn đề cụ thể.

Tình trạng sợ trách nhiệm, để ách tắc trong việc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất còn xảy ra. Nhiều địa phương chưa tính toán cân đối quỹ đất cho các nhu cầu phát triển trong quy hoạch sử dụng đất. Số vụ việc khiếu kiện về đất đai phải giải quyết có giảm nhưng chủ yếu là các vụ việc tồn đọng phức tạp, kéo dài, đã qua nhiều cấp giải quyết, hồ sơ, giấy tờ tài liệu không đầy đủ khó khăn cho công tác giải quyết dẫn đến tình hình phức tạp ở một số địa phương.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ tài nguyên nước chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Chất lượng môi trường nước tại một số đoạn trên các lưu vực sông lớn vẫn bị ô nhiễm, tập trung ở khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề. Các vấn đề mang tính liên ngành trong quản lý nước như: Quy hoạch, phát triển, khôi phục rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy, bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản… chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp.

Một thách thức lớn nữa là lượng chất thải rắn phát sinh tiếp tục gia tăng trung bình mỗi năm từ 10 - 16% (lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 70 nghìn tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp khoảng 25 triệu tấn/năm). Tỉ lệ rác thải sinh hoạt được tái sử dụng, tái chế còn thấp việc phân loại rác thải tại nguồn theo phương thức 3R chưa được triển khai rộng rãi trong toàn dân.

Cùng với đó, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng; sạt lở bờ sông, ven biển xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh ĐBSCL, miền Trung ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Bứt phá thực hiện các mục tiêu

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, năm 2020, Bộ TN&MT sẽ tạo đột phá trong thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện phương châm “hướng về địa phương cơ sở, người dân, doanh nghiệp” để nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết kịp thời các điểm nghẽn, các vấn đề phức tạp phát sinh.

Bộ trưởng nhấn mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ thực hiện theo phương châm có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết cơ bản các điểm nóng phát sinh về khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, sẽ tăng cường thanh tra đột xuất để giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận. Trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm: Các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; việc giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án...

Một nhiệm vụ lớn sẽ được Bộ TN&MT chú trọng triển khai trong năm 2020 là tập trung thực hiện các giải pháp để nguồn lực tài nguyên được giải phóng tối đa, phân bổ và sử dụng hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Trong đó, chú trọng các mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phân bổ quỹ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài; phát huy giá trị địa chất, nguồn lực khoáng sản cho phát triển kinh tế đất nước; triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển, tăng cường nghiên cứu khoa học về biển để từng bước làm chủ biển khơi

Năm 2020, Bộ TN&MT cũng sẽ tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/9/ 2019 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường điều phối liên vùng trong  đầu tư, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện một số dự án cấp bách về phòng chống sạt lở đê sông, đê biển và tạo sinh kế bền vững; triển khai chương trình đánh giá liên ngành để có giải pháp tổng thể công trình và phi công trình phòng chống sạt lở, sụt lún. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất quy mô lớn ở các vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu như ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung bộ... để chủ động thích ứng, chuyển hóa các thách thức thành lợi thế cho phát triển, đảm bảo sinh kế bền vững cho nhân dân.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

18:24 , 24/04/2024

Khoảng 21h ngày 23/4/2024, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân xuất hiện mưa đá kèm theo gió mạnh. Trận mưa lớn xảy ra ban đêm, không gây thiệt hại về người song gây thiệt hại một số diện tích hoa màu của người dân.

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

18:41 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

13:23 , 23/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đơn hàng tăng, doanh nghiệp may đẩy mạnh sản xuất

Đơn hàng tăng, doanh nghiệp may đẩy mạnh sản xuất

12:51 , 23/04/2024

Vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng, sản xuất cầm chừng vào năm 2023, đến nay nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đã ký kết được nhiều đơn hàng mới. Trong đó có doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm phát triển kinh tế

Đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm phát triển kinh tế

09:07 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Lãi suất huy động của các ngân hàng tăng trở lại

Lãi suất huy động của các ngân hàng tăng trở lại

08:30 , 23/04/2024

Kể từ đầu tháng 4/2024, một loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Đặc biệt là lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản gặp khó do chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản gặp khó do chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline

08:28 , 23/04/2024

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp đang xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đang vấp phải khó khăn liên quan đến chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline trong thủy sản.

Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI

Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI

08:25 , 23/04/2024

Thực tế cho thấy, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi gặt hái được kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tăng trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế trầm lắng, cũng như sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt.