ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

"Ném qua cửa sổ" hàng nghìn tỷ đồng vì lãng phí "đất vàng" đường sắt

Hiện nay, hàng chục khu ga đường sắt đang "đóng đinh" trên đất vàng tại các thành phố lớn, tuy nhiên việc bỏ ngỏ khai thác thương mại không chỉ tự đánh mất cơ hội làm giàu mà còn như "ném tiền qua cửa sổ" do lãng phí ước tính hàng nghìn tỷ đồng/ga/ năm.

30/12/2019 08:11

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đang quản lý 297 nhà ga với tổng diện tích 9,4 triệu m2, có hơn 10 khu ga nằm trên vị trí đất vàng ở các thành phố, đô thị lớn. Mặc dù Nhà nước không đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo các nhà ga, nhưng chính các nhà ga nằm ở các khu “đất vàng” lại đang không phát huy được lợi thế thương mại, để lãng phí hàng nghìn tỷ mỗi năm.

 

“Ném qua cửa sổ” hàng nghìn tỷ đồng vì lãng phí “đất vàng” đường sắt - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch ĐSVN

Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch ĐSVN - cho biết: “Chúng tôi không được trực tiếp đầu tư, khai thác thương mại các khu ga trên đất vàng. Cơ chế rõ ràng bất cập, thậm chí gây lãng phí lớn tài sản Nhà nước vì không thể khai thác, kinh doanh được nguồn lực tài sản, đất đai tại 297 khu ga này”.

Mới đây, ĐSVN đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao phần tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (KCHTĐS) do Nhà nước đầu tư gồm toàn bộ 297 nhà ga, kho hàng, bãi hàng, nhà cung cầu, cung đường… cho ĐSVN đầu tư theo hình thức hợp tác đầu tư hoặc vay vốn để kinh doanh, không chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay chuyển đổi chủ sở hữu cho cho bất kỳ nhà đầu tư nào. 

Theo Chủ tịch ĐSVN, khi được đầu tư, các tài sản này do Tổng công ty đứng tên sở hữu và có thể chủ động đầu tư hoặc hợp tác đầu tư để xây mới, nâng cấp nhà ga thành các khu trung tâm phức hợp hiện đại. Ngoài công năng chính là phục vụ vận tải như: Phòng đợi, bãi hàng, kho... thì sẽ có các chức năng khai thác thương mại để nâng cao giá trị gia tăng như kinh doanh như siêu thị, cho thuê văn phòng…

Đưa ra tính toán về hiệu quả kinh doanh thương mại, ông Vũ Anh Minh cho biết: Ga Hà Nội có diện tích 20ha, ga Sài Gòn có diện tích 19,3 ha, nếu đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, cho thuê văn phòng trên diện tích 40ha tại hai nhà ga này thì sẽ nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống đô thị khu vực ga cũng phát triển hơn, vì vậy “dư sức” để thu về hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra còn có nhiều khu ga, nhà ga ở trung tâm các thành phố lớn cũng rất tiềm năng để khai thác thương mại.

“Nếu đầu tư tại ga Hà Nội và được phép cho thuê hạ tầng, mỗi năm sẽ thu được khoảng 1.000 tỷ đồng, thành phố được hưởng khoảng 100 tỷ tiền thuế giá trị gia tăng, Nhà nước thu ngân sách được 200 tỷ tiền cho thuê hạ tầng (thuê đất 20%), còn lại doanh nghiệp có 700 tỷ để tái đầu tư” - ông Minh dẫn giải.

 

“Ném qua cửa sổ” hàng nghìn tỷ đồng vì lãng phí “đất vàng” đường sắt - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ga Hà Nội nằm trên khu đất vàng có diện tích 19,3 ha

Chủ tịch ĐSVN thông tin, hiện 5 nhà ga có lợi thế thương mại tại các thành phố, đô thị lớn là Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng. “Nếu được Thủ tướng chấp thuận, ĐSVN sẽ đầu tư và khai thác tại ga Sài Gòn đầu tiên, đây là nhà ga hội tụ đầy đủ yếu tố thuận lợi về mặt quy hoạch của thành phố nên khả năng khai thác thương mại và đầu tư, kinh doanh chắc chắn mang lại hiệu quả” - ông Minh nói.

Trong bối cảnh vốn ngân sách hạn hẹp nên nhiều năm qua đầu tư cho đường sắt rất ít. Từ năm 2011 đến 2019, kinh phí nâng cấp, cải tạo tài sản KCHTĐS bình quân chỉ khoảng 1.022 tỷ đồng/năm, chỉ chiếm 2,34% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngành giao thông vận tải.

“Bình quân hàng năm duyệt chi cho bảo trì nhà ga chỉ khoảng 50 tỷ đồng, năm 2018 chỉ được cấp 37 tỷ đồng Số kinh phí này chia đều cho 297 nhà ga thì quét vôi ve cũng không đủ” - ông Minh Nói và cho rằng nếu không khai thác được tiềm năng thương mại tại các nhà ga trên đất vàng thì sẽ rất lãng phí.

Châu Như Quỳnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cẩm Thủy có 36 hợp tác xã đang hoạt động

Cẩm Thủy có 36 hợp tác xã đang hoạt động

23:53 , 27/03/2024

Thời gian qua, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Nhiều hợp tác xã kinh doanh dịch vụ khẳng định vai trò bà đỡ trong sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho thành viên.

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

23:51 , 27/03/2024

Hiện nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chứng nhận 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu với diện tích 300 ha. Trong đó có 24 mã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 15 mã sang thị trường Malaysia và 2 mã vùng nội địa.

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

23:24 , 27/03/2024

Qua đánh giá nhiều vụ sản xuất cho thấy, cây bí xanh khá phù hợp với điều kiện canh tác tại một số địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Do đó, thời gian qua, một số địa phương đã định hướng mở rộng diện tích trồng bí xanh.

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

23:20 , 27/03/2024

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đến trung tuần tháng 3 năm 2024, toàn tỉnh vẫn còn một số tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển hơn 10 ngày.

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

23:14 , 27/03/2024

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng hơn 46.900 ha cây trồng các loại. Để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

21:05 , 27/03/2024

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đang là giải pháp quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, kêu gọi đầu tư, thu hút ngày càng nhiều dự án vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

20:32 , 27/03/2024

Mới đây, tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình: "Quản lý chuột hại bằng bả trộn sẵn Hicate 0.08AB" trên ruộng lúa vụ xuân năm 2024.

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

18:10 , 27/03/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 64 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định và 3 Quỹ tín dụng nhân dân đang trong diện kiểm soát đặc biệt, bình quân mỗi quỹ có trên 1.800 thành viên tham gia.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

07:25 , 27/03/2024

Tỷ lệ hội viên nông dân chiếm 90% so với số lao động nông, lâm nghiệp nên trong những năm qua, hội nông dân huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, nhiều hộ đã biết khai thác thác tiềm năng đất đồi rừng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

07:11 , 27/03/2024

Thị trường vật liệu xây dựng sản xuất, tiêu thụ sụt giảm. Dự báo đến giữa năm 2024, thị trường vật liệu xây dựng mới có triển vọng phục hồi.