ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhiều bất cập trong quản lý cơ sở kinh doanh, chế biến cà phê ở Sơn La

Thiếu thốn kinh phí, công nghệ, nguồn nhân lực là những khó khăn mà các cơ sở kinh doanh sản xuất, sơ chế cà phê tỉnh Sơn La còn vướng mắc.

07/12/2019 15:31

Làm thế nào để không còn tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi khi đến mùa cà phê là bài toán khó mà tỉnh Sơn La chưa tìm được lời giải đáp.

Anh Quàng Văn Quyết ở bản Pảng, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La cho biết: Gia đình đã trồng cà phê từ khoảng năm 1993, khi ấy thì trồng ít, nhưng đến khoảng năm 2014 – 2015, gia đình đã phát triển được khoảng 4 ha cà phê, cộng với khi ấy bà con trong bản, trong xã cũng làm nhiều nên gia đình quyết định thu mua và đầu tư mô hình sơ chế quả cà phê. Từ đó đến nay, mỗi năm gia đình anh sơ chế trên dưới 400 tấn cà phê tươi cho bà con và của gia đình.

nhieu bat cap trong quan ly co so kinh doanh, che bien ca phe o son la hinh 1
Cứ đến mùa cà phê, các cơ sở kinh doanh sản xuất, sơ chế cà phê quy mô hộ gia đình lại hoạt động mạnh hơn bao giờ hết.

Để đầu tư mô hình sơ chế quả cà phê rất tốn kém, gồm máy sát vỏ tươi, máy hút, lò sấy… chi phí hết hơn 200 triệu đồng. Số tiền này không phải là nhỏ đối với xã còn nhiều khó khăn như Chiềng Đen nhưng do không đủ điều kiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên anh Quyết vẫn thực hiện xử lý bằng cách đào hố, lót bạt, đổ thêm vôi, phủ bạt lên để hạn chế mùi hôi thối bốc ra môi trường.

“Cơ sở chế biến cà phê của gia đình cũng ô nhiễm môi trường thật nhưng vì cuộc sống của chúng tôi chỉ trông chờ vào việc trồng và chế biến cà phê, nếu không làm thì không biết trông chờ vào đâu bởi những năm gần đây giá cà phê xuống quá thấp, do đó gia đình chúng tôi phải thực hiện sơ chế cà phê để được giá cao hơn” - anh Quyết nói.

Xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La là một trong 3 địa phương có diện tích trồng cà phê lớn nhất tỉnh Sơn La với hơn 1.000 ha. Xã hiện có hơn 13 cơ sở sơ chế cà phê quy mô hộ gia đình, trong đó 8 cơ sở đã bị đình chỉ trong mùa cà phê năm nay.

Các hộ này đều không có hệ thống xử lý nước xả thải cà phê theo đúng tiêu chuẩn mà tự đào hố, lót bạt, rắc vôi rồi xả thải trực tiếp nước thải do sơ chế cà phê xuống hố, sau đó dùng bạt lấp lại. Cách làm này không thể hạn chế được mùi hôi thối bốc ra ngoài môi trường, hơn nữa nước xả thải còn ngấm xuống lòng đất, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh của nhiều hộ dân và các cơ sở kinh doanh, sản xuất khác trong khu vực.

nhieu bat cap trong quan ly co so kinh doanh, che bien ca phe o son la hinh 2
Những chiếc máy sát vỏ cà phê chạy hết công suất, cả ngày lẫn đêm.

Ông Tòng Văn Pâng, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Đen cho biết: Trung bình 1 tấn cà phê tươi, sau khi sơ chế sẽ thu được 2,5 tạ cà phê thóc, công đoạn này dùng khoảng 1 – 1,5 m3 nước. Như vậy lượng nước thải trong quá trình chế cà phê khá lớn, tuy nhiên trong bản, trong xã không ai có thể đủ điều kiện để xây dựng công trình bảo vệ môi trường theo đúng quy định bởi chi phí đầu tư lớn, các hộ ở đây làm nhỏ lẻ, đến hết mùa cà phê lại thôi.

“Trong thời gian tới xã tiếp tục chỉ đạo bà con nhân dân không tăng thêm diện tích cà phê, chăm sóc đảm bảo theo khoa học kỹ thuật và theo tiêu chuẩn VietGAP. Xã cũng xem xét chuyển đổi một số diện tích không hiệu quả sang trồng cây ăn quả khác có giá trị cao hơn. Trong thời gian tới thì đề nghị tỉnh, thành phố có những giải pháp mở rộng các cơ sở tiêu thụ sản phẩm cà phê nhưng đảm bảo về môi trường, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cà phê góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương” - ông Pâng nói.

Tỉnh Sơn La hiện có trên 17.000 ha trồng cà phê, 4 cơ sở sơ chế, chế biến có quy mô, công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong đó chỉ 1 cơ sở được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Hiện vẫn tồn tại hơn 600 hộ gia đình và các cơ sở nhỏ lẻ tự sơ chế hoặc thu mua cà phê để sơ chế, tập trung chủ yếu tại huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu và thành phố Sơn La.

Việc các cơ sở sơ chế cà phê đổ nước thải vào các hố, ao phủ bạt sơ sài, thậm chí xả ra cống rãnh, xả vào giếng ngầm khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm, mùi hôi thối bốc lên khắp nơi, nghiêm trọng hơn là nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Điển hình như năm 2017, nguồn nước của nhà máy nước thành phố Sơn La bị ô nhiễm do nước thải sơ chế cà phê tại đầu nguồn, khiến nhà máy nước phải tạm ngừng cấp nước dài ngày, làm hơn 12.000 hộ, tương đương hơn 5 vạn người dân bị ảnh hưởng. Riêng trong năm nay, ô nhiễm nguồn nước đã làm trạm cấp nước Nà Sản, huyện Mai Sơn phải ngừng hoạt động 2 lần.

Trước thực trạng đó, ngay từ đầu năm, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Qua kiểm tra, giám sát đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với 13 trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sơ chế, chế biến nông sản, với tổng số tiền hơn 30 triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng như mùa cà phê mọi năm, xuất hiện nhiều hộ sơ chế cà phê quy mô hộ gia đình tự phát, hơn nữa còn thực hiện việc sơ chế cà phê vào ban đêm và rạng sáng, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý; nhiều hộ gia đình không hợp tác với lực lượng kiểm tra dẫn đến bất cập trong việc quản lý các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê.

Ông Đỗ Văn Trụ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La cho biết: “Ban ngày cửa không dám mở ra bởi vì ô nhiễm, mùi hôi thối, phải đóng kín cửa, sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng nhiều. Thứ 2 là nguồn nước ở đây bị ô nhiễm, từ cơ sở ấy dẫn đến việc vệ sinh không an toàn. Bà con ở đây có kiến nghị với nhà nước là cần phải có cách xử lý nào đó để mà đảm bảo môi trường cho an toàn, vệ sinh.”

Tình trạng ô nhiễm môi trường do sơ chế cà phê ở Sơn La vẫn tái diễn năm này qua năm khác, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước vẫn sẽ tiếp tục đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của người dân, nhất là mỗi khi đến vụ cà phê./.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thiếu khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

Thiếu khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

08:13 , 19/04/2024

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh. Trong đó, vấn đề nguồn nhân lực công nghệ thông tin là rất cấp thiết.

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

14:00 , 18/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, quý 1 năm 2024, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của tỉnh tương đối ổn định. Tổng giá trị xuất khẩu chính ngạch đạt hơn 11,6 triệu USD; giá trị xuất khẩu tiểu ngạch đạt 12,3 triệu USD.

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

10:43 , 18/04/2024

Trước yêu cầu đòi hỏi cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngày 3/5/2019, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định số 1622 cho phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa. Ngày 30/6/2019, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá lần thứ I, nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã được tổ chức, đặt nền móng cho quá trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội.

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

08:14 , 18/04/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn có hiệu lực, đến nay Ban đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

07:59 , 18/04/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6 năm nay như dự kiến.

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

18:55 , 17/04/2024

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ.

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.