ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Năm 2019, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay

(TTV)- Năm 2019, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Thanh Hóa đã đạt những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh, đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, và cao nhất cả nước.

27/01/2020 18:35

Đóng góp chủ lực vào tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP năm 2019 vẫn là vai trò của ngành công nghiệp. Với sự góp mặt của sản phẩm lọc hóa dầu và sự tăng trưởng cao của nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 trên địa bàn Thanh Hóa đạt 126.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 32,6%.

Trong 126.000 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất của các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống chiếm tới trên 70%, với giá trị trên 88.822 tỷ đồng, tăng trên 22%.so với năm 2018.

Ông Lê Tiến Lam- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa:  "Sản phẩm công nghiệp truyền thống của Thanh Hoá chiếm trên 70% cho thấy công nghiệp chưa phụ thuộc vào lọc hóa dầu.  Nhiều sản phẩm tăng cao như  bia tăng trưởng đến 20%, đường xi măng, may mặc da giày. TTCN duy trì ổn định với 29 ngành nghề giá trị sản xuất TTCN 14.4000, chiếm tỷ trọng 11,4, trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, so với với khu Bắc Trung Bộ, giá trị sản xuất TTCN của Thanh Hóa đã lớn hơn giá trị sản xuất CN của Quảng Bình, Quảng Trị "
Ông Lê Tiến Lam- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa: "Sản phẩm công nghiệp truyền thống của Thanh Hoá chiếm trên 70% cho thấy công nghiệp chưa phụ thuộc vào lọc hóa dầu. Nhiều sản phẩm tăng cao như bia tăng trưởng đến 20%, đường xi măng, may mặc da giày. TTCN duy trì ổn định với 29 ngành nghề giá trị sản xuất TTCN 14.4000, chiếm tỷ trọng 11,4, trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, so với với khu Bắc Trung Bộ, giá trị sản xuất TTCN của Thanh Hóa đã lớn hơn giá trị sản xuất CN của Quảng Bình, Quảng Trị"

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên diện rộng, thiên tai bão lụt gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp, song  giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Thanh Hóa vẫn đạt gần 28.200 tỷ đồng, đóng góp 1,92 điểm phần trăm vào GRDP. 

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt được mùa trên cả ba vụ, khai thác và nuôi trồng thủy sản đứng trong tốp tăng trưởng cao của cả nước với tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt trên 181.000 tấn, tăng 0,8% so với kế hoạch.

Ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:  "Năm 2019, toàn ngành Nông nghiệp đối đầu với những khó khăn thách thức rất lớn, dịch bệnh, chaý rừng, toàn ngành đã vào cuộc cùng với toàn hệ thống chính trị hết sức quyết liệt Thanh Hóa là tỉnh đi tiên phong đi đầu, dịch Thủy sản được mùa được giá, cả nước 8,2 triệu tấn tăng 6,2%. Thanh Hóa cao hơn trung bình toàn quốc là 7,2%. phòng chống dịch và phát triển thủy sản rất tốt. Phát triển chăn nuôi đại  gia súc, Than Hóa phát triển chăn nuôi gia cầm, đặc biệt dây chuyền của Master Good. Chính vì có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ của ban bí thư, sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh Thành trong đó có Thanh Hóa là tỉnh tiêu biểu "
Ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Năm 2019, toàn ngành Nông nghiệp đối đầu với những khó khăn thách thức rất lớn, dịch bệnh, chaý rừng, toàn ngành đã vào cuộc cùng với toàn hệ thống chính trị hết sức quyết liệt Thanh Hóa là tỉnh đi tiên phong đi đầu, dịch Thủy sản được mùa được giá, cả nước 8,2 triệu tấn tăng 6,2%. Thanh Hóa cao hơn trung bình toàn quốc là 7,2%. phòng chống dịch và phát triển thủy sản rất tốt. Phát triển chăn nuôi đại gia súc, Than Hóa phát triển chăn nuôi gia cầm, đặc biệt dây chuyền của Master Good. Chính vì có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ của ban bí thư, sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh Thành trong đó có Thanh Hóa là tỉnh tiêu biểu"

Đóng góp vào tăng trưởng GRDP năm 2019 của Thanh Hóa  còn có vai trò của lĩnh vực dịch vụ - thương mại, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 108.000 tỷ đồng, tăng 15% so với vùng kỳ; giá trị xuất khẩu 3,7 tỷ USD, đạt 124% kế hoạch năm và gần gấp đôi mục tiêu đặt ra đến năm 2020.

Cùng với đó, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 125.000 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ, đóng đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Ông Trịnh Xuân Phú- Cục trưởng Cục Thống kê Thanh Hóa:  "Trong tăng trưởng kinh tế năm 2019, ngoài đóng góp của lọc hóa dầu, các ngành sản phẩm trong tỉnh cũng duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nếu loại  trừ lọc hóa dầu, các lĩnh vực truyền thống  của Thanh Hóa cũng tăng trưởng  8,5%, cao hơn loại trừ lọc hóa dầu của năm 2018, nếu loại trừ lọc hóa dầu, chỉ tăng trưởng 7,7%.  Loại trừ lọc hóa dầu Nông lâm nghiệp thủy sản 1,92%, xây dựng trong khu vực 2 tăng đến 10,3%, tăng cao so với cùng kỳ xây dựng năm 2018 chủi tăng 7,28%, khu cực dịch vụ không chịu tác động của lọc hóa dầu vẫn tăng 7,71%, 2018, 7,75%. Lọc hóa dầu nó chỉ tác động 2 khu vực GRDP là công nghiệp, thuế sản phẩm "
Ông Trịnh Xuân Phú- Cục trưởng Cục Thống kê Thanh Hóa: "Trong tăng trưởng kinh tế năm 2019, ngoài đóng góp của lọc hóa dầu, các ngành sản phẩm trong tỉnh cũng duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nếu loại trừ lọc hóa dầu, các lĩnh vực truyền thống của Thanh Hóa cũng tăng trưởng 8,5%, cao hơn loại trừ lọc hóa dầu của năm 2018, nếu loại trừ lọc hóa dầu, chỉ tăng trưởng 7,7%. Loại trừ lọc hóa dầu Nông lâm nghiệp thủy sản 1,92%, xây dựng trong khu vực 2 tăng đến 10,3%, tăng cao so với cùng kỳ xây dựng năm 2018 chủi tăng 7,28%, khu cực dịch vụ không chịu tác động của lọc hóa dầu vẫn tăng 7,71%, 2018, 7,75%. Lọc hóa dầu nó chỉ tác động 2 khu vực GRDP là công nghiệp, thuế sản phẩm"

Sự phát triển toàn diện các thành phần kinh tế trong GRDP là thành quả kết tinh từ nỗ lực phát huy nội lực, thu hút ngoại lực cho phát triển của Thanh Hóa trong hơn một thập kỷ qua. Đó là kết quả từ nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp, các lực lượng, của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Thanh Hóa trong việc thực hiện  5 chương trình trọng tâm và 4 khâu đột phá về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; Chương trình giảm nghèo; phát triển du lịch; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh.

Kết quả tăng trưởng vượt bậc năm 2019 và các năm trước đó sẽ là bệ sỡ quan trọng, tạo đà cho Thanh Hóa đạt tốc độ tăng GRDP từ 12,5% trở lên trong năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng bình quân 12,5%/năm giai đoạn 2016- 2020 mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 18 đã đề ra.

Theo Thời sự tối 27/1/2020


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

22:26 , 24/04/2024

Sau gần 2 năm thực hiện Công văn số 436 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống về vận động Nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đến nay việc hiến đất mở rộng đường giao thông trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

18:24 , 24/04/2024

Khoảng 21h ngày 23/4/2024, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân xuất hiện mưa đá kèm theo gió mạnh. Trận mưa lớn xảy ra ban đêm, không gây thiệt hại về người song gây thiệt hại một số diện tích hoa màu của người dân.

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.