ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Năm 2020, ngân hàng phải tự thay đổi trước khi lên sàn

"Khi bị ép buộc thì các ngân hàng phải tự thay đổi, tự tái cấu trúc, tự xử lý vấn đề nội bộ như tăng vốn, tìm nhà đầu tư nước ngoài trước khi lên sàn, minh bạch thông tin, xử lý nợ xấu, đặc biệt tăng tổng tài sản", TS Bùi Quang Tín nói.

28/01/2020 11:14

Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 2/2019 đặt thời hạn cuối niêm yết vào năm 2020 đối với toàn bộ ngân hàng thương mại.

Theo đề án này, năm 2020 dự báo sẽ là năm sôi động các hoạt động lên sàn, M&A... của hàng loạt ngân hàng.

Nhân dịp những ngày đầu năm Canh Tý 2020, TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính đã có những trao đổi với Dân trí về quá trình chuẩn bị lên sàn của các ngân hàng khi "giờ G" đã điểm.

 

Năm 2020, ngân hàng phải tự thay đổi trước khi lên sàn - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Năm 2020, ngân hàng phải tự thay đổi trước khi lên sàn

Tuân thủ Basel 2

Theo TS Bùi Quang Tín, thị trường tài chính năm 2020 sẽ là điểm nhấn quan trọng và nổi trội của lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel 2 là yếu tố then chốt.

Theo thống kê, hiện có gần 20 ngân hàng đạt chuẩn mực Basel 2. Các ngân hàng đã lên sàn tầm 20 ngân hàng, còn khoảng 14-15 ngân hàng nữa phải lên sàn, trong đó bao gồm 3 ngân hàng bị mua lại 0 đồng và ngân hàng yếu kém, kiểm soát đặc biệt là DongA Bank. Một ngân hàng dự kiến trong năm 2020 sẽ cổ phần hoá là Agribank.

"Thị trường tài chính, ngân hàng của năm 2019 và 2020 là quyết liệt để tiếp tục đáp ứng chuẩn mực Basel 2 một cách đầy đủ. Thực sự phải tuân thủ Basel 2 thì khi lên sàn mới tạo dễ dàng kêu gọi vốn. Các nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài chỉ đầu tư khi các ngân hàng minh bạch thông tin, lên sàn niêm yết", TS Bùi Quang Tín nói.

Ông Tín cũng cho hay, Chính phủ sẽ không cho thành lập ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tới cuối năm 2020. Điều đó tạo ra nhu cầu rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài là họ sẽ nhìn các ngân hàng trong nước để tiếp tục M&A, góp vốn mua cổ phần.

 

Năm 2020, ngân hàng phải tự thay đổi trước khi lên sàn - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thị trường tài chính, ngân hàng của năm 2019 và 2020 là quyết liệt để tiếp tục đáp ứng chuẩn mực Basel 2 một cách đầy đủ

Tự quyết trước khi lên sàn

TS Bùi Quang Tín cũng cho rằng, việc lên sàn của các ngân hàng dù muốn hay không muốn cũng phải thực hiện đến cuối năm 2020. Đề án đã hạn định thời gian, nếu không lên sàn sẽ bị Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra những giải pháp để giải quyết.

Để lên sàn, ngoài tuân thủ Basel 2, đáp ứng các quy định về thanh khoản, vốn, quản trị rủi ro thì chắc chắn trong năm nay, các ngân hàng chưa lên sàn đòi hỏi tăng nội lực, đặc biệt là vấn đề tăng vốn. Vừa tăng vốn đáp ứng Basel 2, vừa tăng vốn để tăng khả năng tài chính khi lên sàn. Nếu vốn yếu, nguồn lực yếu thì khi lên sàn, ảnh hưởng quyền lợi cổ đông.

Các ngân hàng cũng phải chú trọng xử lý nợ xấu. "Tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng dưới 2% nhưng tổng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn trên 3%, bao gồm 3 khoản: tỷ lệ nợ xấu nội bảng, tỷ lệ nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu đã phân loại theo thông tư 02 và 09. Tổng cộng 3 loại đó bây giờ là 5%. Trong năm 2020 phải quyết tâm làm sao cho 3 'ông' đó cộng lại dưới 3%", chuyên gia Bùi Quang Tín nói.

Ông Tín cũng nhận định rằng, hiện rất nhiều ngân hàng đã mua lại nợ xấu từ VAMC để tự xử lý. Khi tự xử lý như thế thì năm 2019, kết quả nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận rất tốt.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Tín, có nhiều ngân hàng tổng tài sản yếu, có vài chục ngàn tỷ đồng là quá ít, khi lên sàn, lên vẫn phải lên nhưng giá cổ phiếu bị tác động tiêu cực.

"Khi bị ép buộc thì phải tự thay đổi, tự tái cấu trúc, tự xử lý vấn đề nội bộ như tăng vốn, tìm nhà đầu tư nước ngoài trước khi lên sàn, minh bạch thông tin, xử lý nợ xấu, đặc biệt tăng tổng tài sản", TS Bùi Quang Tín nói.

Theo Công Quang/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

06:32 , 16/04/2024

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 3/2024, doanh số bán ô tô toàn thị trường đạt trên 58 nghìn xe, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023.