ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chợ Ninh Hiệp: Tiểu thương "than", mở mắt là lỗ 4 triệu đồng vì dịch corona

Từ nơi xa đến chợ Ninh Hiệp làm ăn, không ít tiểu thương đã bỏ ra số tiền lớn để thuê ki-ốt buôn bán, song do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều chủ hàng lỗ tiền triệu mỗi ngày.

20/02/2020 14:38

Chợ Ninh Hiệp nổi tiếng là đầu mối tập trung các loại hàng may mặc, quần áo. Nhưng thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nguồn cung hàng hoá bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo anh H. - một tiểu thương tại chợ S.L. (Ninh Hiệp, Hà Nội), mọi năm, khoảng thời gian này đang là đầu vụ hè và kéo dài đến hết tháng 4. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hàng hoá không thể về.

 

Chợ Ninh Hiệp: Tiểu thương than, mở mắt là lỗ 4 triệu đồng vì dịch corona - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đóng cửa vì hết hàng

“Dù đã tích trữ hàng từ trước Tết, nhưng tôi chỉ duy trì được khoảng 20 ngày. Do tính chất hàng thời trang may mặc mẫu mã thay đổi liên tục, nên ở chợ cũng không ai dám nhập nhiều”, anh H nói.

Sau kì nghỉ Tết khoảng nửa tháng, anh H và nhiều tiểu thương khác đã bán hết số hàng trong kho. Anh đành mang ra hàng tồn từ 2 năm trước ra bày tại quầy cho đỡ trống trải.

Song, theo tiểu thương này, dân buôn thường xuyên đi lấy hàng. Cứ 2 - 3 ngày lại xuất hiện ở chợ một lần, nên thấy mẫu cũ họ sẽ không mua. 

 

Chợ Ninh Hiệp: Tiểu thương than, mở mắt là lỗ 4 triệu đồng vì dịch corona - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hàng mới không có, hàng cũ lại khó bán nên lâu dần, chợ thưa thớt người qua lại. Nhiều cửa hàng cũng chỉ treo hàng mẫu lên rồi cả chủ và 4 - 5 người thợ cùng ngồi chơi. 

Một số quầy hàng quần áo đã phải đóng cửa, nhưng không ít hàng do phải chịu chi phí quá cao nên vẫn cố lay lắt.

Theo anh M, chủ một hàng quần áo nam tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), chi phí hoạt động một ngày tại chợ này không hề nhỏ. Riêng quầy của anh chỉ vỏn vẹn 4m2, nhưng lại nằm ngay trục chính của khu chợ quần áo nam.

 

Chợ Ninh Hiệp: Tiểu thương than, mở mắt là lỗ 4 triệu đồng vì dịch corona - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hết hàng là tình trạng chung tại chợ

“Chợ này có phí thuê cao nhất nhì tại đây. Nếu cộng với chi phí thuê 4 lao động, mỗi ngày tôi lỗ 4 triệu đồng”, anh M nói và thông tin thêm, hiện tại, mỗi lao động nhận được 7 triệu đồng/tháng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ cắt giảm một nửa.

Cùng tình trạng với anh M, chị N.M.H. cũng đang chịu lỗi thời điểm này, bởi mặt bằng chị H tại chợ Ninh Hiệp phải đóng theo năm. Tính trung bình mỗi tháng, ki-ốt 8m2 của chị H phải đóng 60 triệu đồng tiền thuê. Mỗi ngày, chị H mất 2 triệu đồng tiền mặt bằng.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là trục phụ, nếu thuê ki-ốt cùng diện tích ở trục chính, gần cổng chợ thì còn phải chịu lỗ gấp 3 lần. Bởi giá thuê 1 năm ở đây phải tính bằng tiền tỷ, cao hơn nhiều lần so với phố cổ

 

Chợ Ninh Hiệp: Tiểu thương than, mở mắt là lỗ 4 triệu đồng vì dịch corona - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giá thuê mặt bằng kinh doanh hiện rất cao

Tình trạng này đang xảy ra chung với gần như toàn bộ tiểu thương tại khu vực này. Nhiều người đã tìm kiếm nguồn hàng khác như Việt Nam, Thái Lan để bù đắp sự thiếu hụt.

Thế nhưng, theo anh V.M.K tiểu thương chợ Ninh Hiệp, hàng Việt Nam lại bị phụ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc, nên tình trạng khan hàng cũng tương tự.

“Tôi phải cho người sang Thái để tìm nguồn hàng về bán tạm trong thời gian này. Thế nhưng, do người này đã từng sang Trung Quốc cuối năm ngoái, nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn tại sân bay”, anh K cho biết thêm.

Ngoài ảnh hưởng của dịch, việc kinh doanh tại đây cũng đã khó hơn từ năm trước. Dân buôn tại chợ cho biết, năm ngoái đã ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt. 

“Người dân thay vì tới đây mua, có thể tự tìm hiểu nguồn hàng qua mạng và tự đi nhập, hoặc mua qua các trang thương mại điện tử. Qua các kênh này, giá hàng sẽ rẻ hơn mà chi phí không mất nhiều”, tiểu thương này cho hay.

 

Chợ Ninh Hiệp: Tiểu thương than, mở mắt là lỗ 4 triệu đồng vì dịch corona - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chợ truyền thống đang dần bị thương mại điện tử chiếm ưu thế

Ưu điểm của các chợ truyền thống này là có thể tới tận nơi để xem chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên trong tương lai, khi thương mại điện tử phát triển thì việc bán hàng qua kênh truyền thống sẽ còn giảm mạnh. Người dân sẽ không còn phải bỏ ra tiền tỷ để thuê mặt bằng.

Thế Hưng/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.