ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dịch Covid- 19 ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn

(TTV)- Chủ yếu xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc, các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn đang là những đơn vị chịu tác động trực tiếp bởi dịch Covid - 19. Điều đáng nói là trong khi nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước phải sản xuất cầm chừng vì không xuất khẩu được hàng hoá, thiếu vốn để thu mua nguyên liệu thì các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Thanh Hoá đang cố gắng duy trì sản xuất để tiêu thụ hết nguyên liệu cho bà con nông dân .

28/02/2020 19:37

Mỗi ngày Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa thu mua khoảng 500 tấn nguyên liệu để chế biến ra 120 tấn sản phẩm.

Như vậy, tính từ ngày 25/10/2019, tức là ngày bắt đầu vào vụ sản xuất đến nay, nhà máy đã chế biến ra gần 10.000 tấn sản phẩm tinh bột sắn. Song, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, từ đầu vụ đến nay nhà máy mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 3.000 tấn, 7.000 tấn sản phẩm còn lại đang lưu kho tại nhà máy.

Ông Đoàn Ngọc Lân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa:  "Tồn đọng hàng gây tổn thất doanh nghiệp vì hàng tồn doanh nghiệp phải chịu lãi suất ngân hàng lớn, chi phí lưu kho. Nhiều doanh nghiệp ko có kho phải thuê, chi phí doanh nghiệp tăng 10 – 15% và như vậy kết qủa kinh doanh ko tốt đối với doanh nghệp. Nếu trước đây kinh doanh với Trung Quốc khó khăn rồi, thì qua nạn dịch này càng khó khăn hơn nữa "
Ông Đoàn Ngọc Lân- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa: "Tồn đọng hàng gây tổn thất doanh nghiệp vì hàng tồn doanh nghiệp phải chịu lãi suất ngân hàng lớn, chi phí lưu kho. Nhiều doanh nghiệp ko có kho phải thuê, chi phí doanh nghiệp tăng 10 – 15% và như vậy kết qủa kinh doanh ko tốt đối với doanh nghệp. Nếu trước đây kinh doanh với Trung Quốc khó khăn rồi, thì qua nạn dịch này càng khó khăn hơn nữa"

Theo phân tích của các chuyên gia ngành sắn, tinh bột sắn sau khi sản xuất có thể lưu kho từ 12 – 16 tháng. Trong khi đó, đối với sắn nguyên liệu thì đến vụ  là phải thu hoạch. Bởi nếu thu hoạch chậm, tinh bột từ củ sắn sẽ chuyển sang đường để nuôi cây và lá.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần thu hoạch, giải phóng đất để trồng vụ sắn mới. Xuất phát từ thực tế này, các nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang chia sẻ lợi nhuận, cố gắng thu mua cho bà con đến củ sắn cuối cùng với mức giá không đổi.

Ông Nghiêm Minh Tiến  Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và  Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam            (Tôi nghĩ hiện nay, nhu cầu của thị trường không thể thay được.  Theo tính toán của cúng tôi có thể sau khi dịch kiểm soát được thì  thị trường hoạt động thì nhu cầu vẫn tiếp  tục  và tương lai có triển vọng tốt. Bởi sản xuất xuất phát từ nhu cầu mà nhu cầu không thay đổi thì khi hết dịch thì hoạt động xuất khẩu của ngành sắn sẽ trở lại "
Ông Nghiêm Minh Tiến Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam: "Tôi nghĩ hiện nay, nhu cầu của thị trường không thể thay được. Theo tính toán của cúng tôi có thể sau khi dịch kiểm soát được thì thị trường hoạt động thì nhu cầu vẫn tiếp tục và tương lai có triển vọng tốt. Bởi sản xuất xuất phát từ nhu cầu mà nhu cầu không thay đổi thì khi hết dịch thì hoạt động xuất khẩu của ngành sắn sẽ trở lại"

Hiện các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tồn kho khoảng gần 30.000 tấn sản phẩm. Giải pháp của các nhà máy hiện nay là nâng cao chất lượng và khả năng bảo quản sản phẩm.

Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết, tổ chức này cũng đã có văn bản đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ và giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và hỗ trợ người trồng sắn. Được như vậy, các doanh nghiệp mới giải quyết được khó khăn trước mắt và thực sự yên tâm sản xuất lâu dài.

Theo Thời sự tối 28/2/2020


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hóa

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hóa

11:00 , 17/03/2024

Chiều ngày 16/3, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hóa với chủ đề: Thị trường xây dựng - Tiềm năng và thách thức.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

21:49 , 16/03/2024

Những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

21:45 , 16/03/2024

Đến nay, trên địa bàn Thanh Hóa đã xây dựng và phát triển được một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mở ra hướng đi nhằm xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên trong năm 2024

Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên trong năm 2024

18:04 , 16/03/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phấm (OCOP) năm 2024. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu có thêm từ 120 sản phẩm OCOP trở lên trong năm 2024.

Thanh Hóa: Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thanh Hóa: Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

10:56 , 16/03/2024

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 872 ngày 04/3/2024 công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023.

Cây cho hoa và cho "lộc"

Cây cho hoa và cho "lộc"

09:21 , 16/03/2024

Nếu như cuối năm âm lịch là thời điểm người trồng đào ở Triệu Sơn chăm cho cây ra hoa thì sau Tết lại là thời điểm họ tập trung chăm cho cây bén rễ, bén cành. Vì vậy, trên các cánh đồng trồng đào ở đây, vẫn luôn có bóng dáng người lao động, chỉ khác cách làm việc của họ không quá khẩn trương mà khoan thai, chậm rãi hơn.

Ngành gỗ khắc phục khó khăn, cơ cấu lại sản xuất

Ngành gỗ khắc phục khó khăn, cơ cấu lại sản xuất

08:10 , 16/03/2024

Xuất khẩu gỗ trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. Cùng với đó, xung đột trên Biển Đỏ kéo dài từ cuối năm 2023 khiến các hãng tàu phải thay đổi, kéo dài lịch trình khiến giá cước vận tải sang Mỹ và các nước châu Âu tăng cao... Do vậy, các doanh nghiệp đang nỗ lực tiết giảm chi phí, đa dạng thị trường nhằm ổn định sản xuất.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung điều kiện vay vốn ngân hàng

Đề xuất sửa đổi, bổ sung điều kiện vay vốn ngân hàng

08:06 , 16/03/2024

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016 ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thanh Hóa

Đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thanh Hóa

23:14 , 15/03/2024

Tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng sản lượng sản phẩm ngành da giày bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2030 đạt 5,2% trở lên; đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD trở lên, tạo việc làm cho 160.000 lao động trở lên.

Doanh nghiệp gỗ cơ cấu lại sản phẩm

Doanh nghiệp gỗ cơ cấu lại sản phẩm

23:09 , 15/03/2024

Xuất khẩu gỗ trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. Do vậy các doanh nghiệp đang nỗ lực cơ cấu lại sản xuất, thị trường, tiết giảm chi phí nhằm ổn định sản xuất.