ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mùa dịch, kinh doanh trực tuyến… "lên ngôi"

Trước nỗi lo lây bệnh khi tiếp xúc với người khác ngày càng tăng, nên việc mua sắm online là giải pháp hữu hiệu mà NTD lựa chọn ưu tiên trong thời điểm này. Để tồn tại, các siêu thị, hộ kinh doanh... cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hàng online, và theo đó các dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn tận nhà cũng đã "lên ngôi".

23/02/2020 07:07

Trước lo ngại về dịch bệnh COVID-19 có thể lây lan, đa số người dân lo ngại đến chỗ đông người để mua sắm, tiêu dùng, đã khiến việc kinh doanh tại các cửa hàng, chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại, các nhà hàng, quán ăn... rơi vào cảnh khó khăn. Để thích ứng với thời cuộc, nhiều người tiêu dùng (NTD) đã chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến thay vì phải đến trực tiếp các điểm mua sắm, nên đây là thời cơ của các dịch vụ giao nhận...

Là một trong những điểm du lịch được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận, từ lâu, chợ Bến Thành (quận 1) đã rất nổi tiếng là nơi tham quan, mua sắm của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, do bị ảnh hưởng dịch bệnh nên lượng khách nước ngoài đến mua sắm tại chợ này giảm đáng kể.

Thường ngày, khách ra vào tấp nập, việc mua bán cũng khá nhộn nhịp, sôi động, nhưng nay khách ra vào chợ thưa thớt, mỗi ngày cũng chỉ có lèo tèo vài khách du lịch đến từ các nước châu Á, khách Tây dạo chợ. Còn tiểu thương thì ngồi than ngắn thở dài hoặc bấm điện thoại “giết” thời gian.

 

Chợ Bến Thành vắng khách trong mùa dịch.

Tại chợ Tân Định (quận 1), khi nhân viên tiếp thị đến “chào” sản phẩm mới, chị Bình, tiểu thương kinh doanh hàng may mặc tỏ vẻ khó chịu: “Mấy hôm nay hàng bán không được em ơi. Em cứ để lại thông tin, khi nào có nhu cầu thì chị gọi lại”. Tại chợ Tân Bình (quận Tân Bình), được biết đến là chợ sỉ phân phối nhiều mặt hàng về các tỉnh, nhiều nhất là sản phẩm quần áo may sẵn và nguyên phụ liệu may mặc.

Tuy nhiên, chị Ngọc, chủ cơ sở hàng may mặc chuyên bỏ sỉ cho các tiểu thương ở chợ này cho biết, nhiều tiểu thương ở chợ Tân Bình đã tạm ngưng đặt hàng vì họ nói các mối quen ở tỉnh cũng bị ảnh hưởng dịch bệnh, khó bán hàng nên lấy hàng rất ít.

Cảnh điều hiu, thưa thớt khách mua sắm đó là tình cảnh chung của nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Mới đây, hàng ngàn hộ kinh doanh tại chợ An Đông (quận 5) đã ký đơn xin giảm thuế vì doanh thu sụt giảm trầm trọng do dịch COVID-19.

 Theo lý giải của các tiểu thương kinh doanh tại chợ An Đông, do dịch COVID-19, người dân không dám tập trung vào những nơi đông người, không đến chợ mua hàng, nên từ ngày mở cửa bán lại sau Tết Nguyên đán đến nay, phần lớn các quầy không bán được hàng, mãi lực tại chợ gần như bằng 0. Do đó, tiểu thương cũng đã đồng loạt làm đơn gửi đến UBND quận 5, Chi cục Thuế, Công an quận 5, Ban quản lý chợ An Đông... với nguyện vọng xin được giảm 50% thuế hàng tháng trong thời gian 3 - 6 tháng (bắt đầu tính từ tháng 2-2020) cho toàn bộ tiểu thương đang kinh doanh tại chợ.

Không chỉ các chợ truyền thống vắng khách mua sắm mà kể cả các siêu thị lớn, các Trung tâm thương mại, các hàng quán ăn uống... cũng không nhộn nhịp so với trước đây. Chị Thúy (ngụ quận 7) cho biết: “Trước đây cứ mỗi cuối tuần tôi đều đến siêu thị Big C gần nhà ở đường Nguyễn Thị Thập để mua sắm và cho bé chơi các trò chơi trong siêu thị. Nhưng từ ngày có thông tin về dịch COVID-19 thì tôi không đi siêu thị mua sắm thường xuyên nữa, mà chỉ khi nào cần mua sắm các vật dụng cần thiết thì tôi mới đến siêu thị mua. Còn các loại rau củ quả tươi, thực phẩm chế biến thì tôi mua ngay ở cửa hàng tiện lợi trong khu chung cư tôi đang ở để tránh đông người”.

Trước nỗi lo lây bệnh khi tiếp xúc với người khác ngày càng tăng, nên việc mua sắm online là giải pháp hữu hiệu mà NTD lựa chọn ưu tiên trong thời điểm này. Để tồn tại, các siêu thị, hộ kinh doanh... cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hàng online, và theo đó các dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn tận nhà cũng đã “lên ngôi”.

Chị Thu, chủ quán ăn ở đường Phạm Hữu Lầu (quận 7) cho biết, trước khi dịch bệnh xảy ra quán của chị lúc nào cũng đông khách có khi còn không đủ bàn cho khách ngồi. Tuy nhiên, kể từ sau Tết đến nay, khách đến quán vắng hơn do thông tin về dịch. Nhưng được cái, lượng khách quen của quán nhiều, chủ yếu là khách làm khách văn phòng nên đặt mua về khá đông. Bắt đầu từ khoảng 11 giờ trưa mỗi ngày, các tài xế công nghệ đến quán chờ nhận hàng còn đông hơn cả khách ăn tại quán.

Chị Nga, chủ kinh doanh mặt hàng quần áo trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) cho biết, doanh thu của cửa hàng hiện chỉ bằng 30% so cùng thời điểm năm trước. “Để bán được hàng, mấy ngày gần đây tôi đã đẩy mạnh bán hàng online thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Website, và điện thoại tư vấn khách hàng không cần phải đến cửa hàng, cứ để nhân viên hoặc đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng đến tận nhà cho khách. Khi hàng giao đến, khách được quyền mở ra kiểm tra, chỉ khi nào thấy ưng ý thì mới thanh toán, nhận hàng, chị Nga nói.

Tại các hệ thống siêu thị như Big C, Sàigon Co.op, MM Mega Market... cũng đã tăng cường hình thức thương mại điện tử (TMĐT), mua sắm online, để NTD ở nhà vẫn có thể chọn mua tất cả các mặt hàng cần mua mà không cần phải tới siêu thị. Bên cạnh đó, để kích thích sức mua của NTD qua kênh trực tuyến, các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada… cũng đã chọn hình thức hợp tác cùng siêu thị với nhiều khuyến mãi lớn đến 30% đơn hàng trong suốt tháng 2-2020.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, việc mở rộng kênh bán hàng online, huy động các doanh nghiệp TMĐT, logistics vào cuộc... cũng là một trong những kịch bản được Bộ Công Thương đưa ra, qua đó hỗ trợ NTD mua sắm nhưng vẫn hạn chế đến chỗ đông người trong thời kỳ dịch bệnh.

Hiện, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đã có thay đổi rõ rệt, chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, online. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi, người mua hàng gặp phải không ít cảnh "dở khóc, dở cười" khi mua phải hàng kém chất lượng, trong đó có nhiều mặt hàng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn...

Mới đây, Bộ Công Thương phối hợp với một số sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki… đã phát hiện, xử lý trên 30.000 gian hàng online lợi dụng COVID-19 để trục lợi với gần 48.000 sản phẩm vi phạm. Vì vậy, NTD cần thận trọng khi mua hàng để tránh “tiền mất tật mang”.

Thúy Hà/CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

22:26 , 24/04/2024

Sau gần 2 năm thực hiện Công văn số 436 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống về vận động Nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đến nay việc hiến đất mở rộng đường giao thông trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

18:24 , 24/04/2024

Khoảng 21h ngày 23/4/2024, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân xuất hiện mưa đá kèm theo gió mạnh. Trận mưa lớn xảy ra ban đêm, không gây thiệt hại về người song gây thiệt hại một số diện tích hoa màu của người dân.

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

18:41 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

13:23 , 23/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.