ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hàng loạt DN Trung Quốc hoạt động 24/7 lắp đặt máy thở cho Milan, New York

Cách 40 phút lái xe về phía Đông Bắc Kinh, công ty Beijing Aeonmed Co. đã hoạt động không ngừng nghỉ kể từ 20 tháng Một nhằm cung cấp đủ máy thở cho các thành phố lớn như: Milan (Ý), New York (Mỹ).

24/03/2020 14:52

 

Hàng loạt DN Trung Quốc hoạt động 24/7 lắp đặt máy thở cho Milan, New York - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các nhân viên của tập đoàn Beijing Aeonmed Co. đang lắp đặt máy thở

Ngay sau khi sản xuất đủ nhu cầu cho Trung Quốc vào hai tuần trước, dây chuyền của nhà máy sản xuất Beijing Aeonmed Co. đã phải làm việc liên tục để kịp những đơn hàng máy thở cho các quốc gia nước ngoài. Sắp xếp ba ca trong một ngày và thậm chí những nhân viên ở phòng nghiên cứu cũng như phòng phát triển kế hoạch cũng được huy động làm việc ở dây chuyền sản xuất. Hiện thì máy móc của nhà máy này đang hoạt động không ngừng nghỉ.

“ Hầu như chẳng có quốc gia nào trên thế giới không muốn đặt mua máy thở của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại nữa.”, giám đốc của Beijing Aeonmed- ông Li Kai chia sẻ.

“Chúng tôi hiện có hơn 10.000 đơn đặt hàng đang chờ. Vấn đề ở đây là liệu chúng tôi có đủ nhanh để hoàn thành các đơn hàng này hay không", ông này nói.

Với tình hình có hơn 15.000 ca tử vong trên thế giới, thì những bác sĩ từ Milan cho đến New York thì đều đang gần như tuyệt vọng trong việc tìm kiếm máy thở. Đối với những ca nặng, việc có máy thở hỗ trợ sẽ quyết định tính mạng của bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Vào cuối tuần trước, thống đốc của New York – ông Andrew Cuomo đã báo tin cho liên bang về việc hiện tại chỉ có khoảng từ 5.000 đến 6.000 máy thở và cần thêm hơn 30.000 máy thở nữa.

“Máy thở đang là nhu cầu lớn nhất cần cho tình hình như bây giờ” , ông Cuomo phát biểu. “ Chính quyền đang đặt đơn hàng với số lượng lớn tại Trung Quốc”.

Tại Mỹ, Hiệp hội Y khoa đã ước tính rằng có hơn 960.000 bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của máy thở do dịch bệnh Covid-19, nhưng hiện quốc gia này chỉ có khoảng 200.000 máy thở. Còn ở Ý, đất nước với số ca tử vong nhiều nhất trên thế giới hiện nay, việc thiếu hụt máy thở trầm trọng đã khiến cho các bác sĩ ở đây phải lựa chọn bệnh nhân để cứu chữa.

Sự tranh giành hỗn loạn cho những thiết bị y tế xuất hiện khi Trung Quốc và Mỹ đều cố đùn đẩy trách nhiệm cho việc kiểm soát dịch bệnh của họ. Phía Trung Quốc đã bắt đầu có những động thái nhằm khôi phục vai trò ảnh hưởng toàn cầu của mình sau khi vực dậy từ những tháng ngày đối phó với dịch bệnh. Quốc gia này đã cố gắng khẳng định lại uy tín của mình bằng cách cử nhân viên y tế, cung cấp khẩu trang và những thiết bị y tế cần thiết cho những điểm nóng dịch bệnh tại châu Âu.

 

Hàng loạt DN Trung Quốc hoạt động 24/7 lắp đặt máy thở cho Milan, New York - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các đơn hàng máy thở sau khi hoàn tất đang chờ được giao đến các quốc gia

Đối với những công ty như Beijing Aeonmed, khi việc làm ăn đang trở nên tích cực khi hàng tá các đơn hàng từ các công ty nước ngoài đổ về. Rất nhiều trong số những đơn hàng này được các quốc gia đến đón hàng bằng máy bay hoặc sử dụng chiến hạm. Aeonmed không phải là công ty Trung Quốc duy nhất đang phải chạy đua với thời gian để sản xuất máy thở.

“Mọi công ty sản xuất máy thở tại Trung Quốc đều đang hoạt động hết công suất của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu của các quốc gia trên thế giới.”, ông Wu Chuanpu – giám đốc của chuỗi cung cấp tại Vedeng.com, một trong những diễn đàn kinh doanh thiết bị y tế chính tại Trung Quốc kết nối giữa hai bên mua bán.

Nhiều công ty phải hoạt động hết công suất cho tới tận tháng Năm để hoàn thành đơn đặt hàng, theo như ông Wu. Vedeng hiện đang có hơn từ 60 đến 70 đơn hàng mới mỗi ngày, và mỗi đơn hàng thì đều từ hàng trăm cho đến hàng ngàn chiếc máy thở. Đặc biệt là hầu hết những đơn hàng thì từ chính phủ các nước.

Nhu cầu dành cho máy thở đang lớn đến mức Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải “ bật đèn xanh” cho các hãng sản xuất ô tô tận dụng nhà máy của họ để chế tạo máy thở.

Hãng xe Ford, General Motors Co. và Tesla Inc. đã tiên phong trong việc sản xuất máy thở, ông Trump cho biết.

Tuy vậy, khác với các công ty sản xuất khẩu trang hay máy đo nhiệt độ, nơi có thể đẩy nhanh quá trình sản xuất, việc sản xuất máy thở thì có những yêu cầu đặc biệt hơn, điều đó khiến cho sản xuất với quy mô lớn gặp nhiều khó khăn hơn, ông Wu phát biểu.

“Việc mở rộng quy mô dây chuyền sản xuất thì rất tốn thời gian và yêu cầu những vật liệu chuyên sâu”, ông Wu cho biết và nói thêm: “Và việc này cũng cần phải có sự đào tạo đặc biệt. Nó quá là phức tạp.”

Nhu cầu cho máy thở tăng cao trong thời điểm dịch bệnh hiện nay đối ngược hoàn toàn với thông thường. Trước đây, mỗi bệnh viện chỉ trang bị khoảng vài tá máy thở cho những ca nặng. Nhưng hiện tại, họ cần riêng cho mỗi giường bệnh tại khoa hồi sức cấp cứu một máy thở.

 

Hàng loạt DN Trung Quốc hoạt động 24/7 lắp đặt máy thở cho Milan, New York - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đơn đặt hàng máy thở đặt bên ngoài nhà máy này sẽ được chuyển đến Rwanda

Phát ngôn viên của Bộ Công nghiệp và Công nghê Thông tin Trung Hoa cho biết, vào đầu tháng này, cho tới ngày 3 tháng Ba, những công ty sản xuất chính của quốc gia đã giao hơn 14.000 máy thở không xâm nhập và 2.900 máy thở không xâm nhập chỉ riêng cho tỉnh Hồ Bắc, địa phương nơi bắt nguồn ra dịch bệnh Covid-19. Số lượng máy thở này tương đương với nhu cầu toàn quốc vào năm 2018 với 14.700 máy, theo như Huajing Research.

Trung Quốc sẵn sàng cung cấp ít nhất 14.000 máy thở không xâm nhập vào tháng Tư, theo như nhà phân tích Nikkie Lu của Bloomberg Intelligence dựa trên nguồn cung cấp cho Vũ Hán, Trung Quốc. Bà ước tính rằng trị giá của những chiếc máy này tăng từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

Trong khi ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, công ty Beijing Aeonmed dự đoán việc kinh doanh của họ hiện đã gấp nhiều lần so với năm ngoái.

“ Đại dịch bệnh này không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào cả. Cuộc chiến dịch bệnh của toàn cầu này là phép thử cho chất lượng của sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc.”, ông này cho biết.

Hương Vũ/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.