ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển dự án đầu tư trên mặt

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Nghị định "Quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án đầu tư trên mặt".

28/03/2020 10:57

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực hiện Điều 29 Luật Khoáng sản, ngày 06 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt các khu vực dự trữ khoáng sản gồm 48 khu vực, trong đó có 23 khu vực dự trữ khoáng sản titan (chủ yếu ở khu vực ven biển các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) với tổng diện tích 1.140km2; 04 khu vực dự trữ khoáng sản cát trắng với tổng diện tích 3.868km2. Nhiều diện tích trong các khu vực này phân bố dọc dải ven biển, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án kinh tế xanh, bền vững đặc biệt là các dự án du lịch, điện gió, điện mặt trời,...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước thực tiễn, cần thiết phải triển khai các dự án trên mặt tại các khu vực có dự trữ khoáng sản trong khi các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các luật pháp liên quan chưa quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên tại khu vực khoáng sản dự trữ. Những khó khăn, vướng mắc, phát sinh mới đòi hỏi phải bổ sung một văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.

Cụ thể, tại Điều 29 của Luật Khoáng sản, Quyết định số 645/QĐ-TTg đã quy hoạch đủ các khu vực dự trữ khoáng sản, nhưng chưa quy định tính pháp lý để được phát triển các dự án trên mặt trùng với các khu vực dự trữ khoáng sản; thời gian dự trữ khoáng sản để phù hợp với vòng đời dự án trên mặt dẫn đến những khó khăn cho việc triển khai phát triển các dự án trên mặt. Trong khi đó, Luật Đầu tư, Luật Đất đai chỉ quy định về thời gian hoạt động, diện tích đất sử dụng của dự án trên mặt. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dự trữ khoáng sản quốc gia để cho phép đầu tư các dự án phát triển kinh tế ở các khu vực dự trữ. Trong đó liên quan đến thời gian dự trữ khoáng sản, cơ sở pháp lý để triển khai các dự án trên mặt.

Tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu “Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”. Theo đó, khu vực các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Bình Thuận, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam... có điều kiện rất thuận lợi phát triển các dự án trên mặt như du lịch, điện gió, điện mặt trời, khu công nghiệp,… Do vậy, phát triển các dự án kinh tế-xã hội trên mặt tại các khu vực này là cần thiết, cấp bách theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Thực tế hiện nay nhiều khu vực có tiềm năng phát triển các dự án trên mặt có những diện tích nằm trong khu vực đã được khoanh định dự trữ các loại khoáng sản như titan, cát trắng. Ví dụ các dự án thuộc tỉnh Bình Thuận gồm: Khu đô thị du lịch biển TMS Hòa Thắng - Mũi Né tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; Khu phức hợp du lịch sinh thái Bãi Dài tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; Khu phức hợp nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, thể thao biển Hòa Thắng tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; Khu phức hợp nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí thể thao biển Thư Minh Nguyễn tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình,... Vấn đề nảy sinh cần giải quyết là: (1) Các dự án sử dụng đất trên mặt và các khoáng sản dự trữ cũng phân bố từ trên mặt; (2) Trong khi các dự án có thời hạn từ vài chục năm đến trên 50 năm nhưng các khu vực dự trữ khoáng sản (nêu tại Quyết định số 645/QĐ-TTg) chưa quy định thời hạn.

Từ thực tế nêu trên đặt ra vấn đề cấp thiết phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo quản lý, bảo vệ khoáng sản, vừa tạo điều kiện để triển khai các dự án phát triển kinh tế trên mặt tại các khu vực có khoáng sản dự trữ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất xây dựng Nghị định quản lý khoáng sản ở khu vực dự trữ để phát triển các dự án trên mặt.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

23:51 , 27/03/2024

Hiện nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chứng nhận 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu với diện tích 300 ha. Trong đó có 24 mã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 15 mã sang thị trường Malaysia và 2 mã vùng nội địa.

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

23:24 , 27/03/2024

Qua đánh giá nhiều vụ sản xuất cho thấy, cây bí xanh khá phù hợp với điều kiện canh tác tại một số địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Do đó, thời gian qua, một số địa phương đã định hướng mở rộng diện tích trồng bí xanh.

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

23:20 , 27/03/2024

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đến trung tuần tháng 3 năm 2024, toàn tỉnh vẫn còn một số tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển hơn 10 ngày.

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

23:14 , 27/03/2024

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng hơn 46.900 ha cây trồng các loại. Để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

21:05 , 27/03/2024

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đang là giải pháp quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, kêu gọi đầu tư, thu hút ngày càng nhiều dự án vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

20:32 , 27/03/2024

Mới đây, tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình: "Quản lý chuột hại bằng bả trộn sẵn Hicate 0.08AB" trên ruộng lúa vụ xuân năm 2024.

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

18:10 , 27/03/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 64 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định và 3 Quỹ tín dụng nhân dân đang trong diện kiểm soát đặc biệt, bình quân mỗi quỹ có trên 1.800 thành viên tham gia.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

07:25 , 27/03/2024

Tỷ lệ hội viên nông dân chiếm 90% so với số lao động nông, lâm nghiệp nên trong những năm qua, hội nông dân huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, nhiều hộ đã biết khai thác thác tiềm năng đất đồi rừng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

07:11 , 27/03/2024

Thị trường vật liệu xây dựng sản xuất, tiêu thụ sụt giảm. Dự báo đến giữa năm 2024, thị trường vật liệu xây dựng mới có triển vọng phục hồi.

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

07:02 , 27/03/2024

Theo thông tin từ tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có 5 nhóm hàng xuất khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp đạt tỷ đô la đó là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, gạo và rau quả.