Chỉ 1/20 người mua bảo hiểm xe máy bắt buộc được bồi thường
Theo báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm 2019, số tiền bồi thường bảo hiểm cho xe máy là 45 tỷ đồng, trong khi người đi xe máy phải chi 765 tỷ đồng mua bảo hiểm.
Như vậy, số tiền doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy chỉ bằng 1/20, tức là chỉ gần 6%.

Nhấn để phóng to ảnh
Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính
Cụ thể, theo báo cáo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, tổng thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới năm 2019 ước tính 3.590 tỷ đồng, trong đó ô tô là hơn 2.800 tỷ đồng, xe máy là hơn 765 tỷ đồng.
Số tiền bồi thường bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đạt hơn 972 tỷ đồng, bằng 2/10 số tiền người dân bỏ ra để mua bảo hiểm.
Trong đó, bảo hiểm chi trả bồi thường cho chủ xe ô tô là hơn 927 tỷ đồng, bằng 32%.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, ngoài các khoản chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm trả lại với ô tô là 5%, xe máy là 20% doanh thu, số tiền còn lại đều do doanh nghiệp quản lý.
Trả lời báo chí mới đây, đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính thừa nhận, hồ sơ bồi thường đối với bảo hiểm xe máy đang gây khó khăn cho người mua bảo hiểm do thủ tục rườm rà. Đặc biệt, đó là việc thu thập các tài liệu liên quan đến tai nạn giao thông từ các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an.
Theo ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm: "Thủ tục bồi thường bảo hiểm xe máy đúng là có vấn đề và cần sửa đổi bổ sung. Thực tế việc mua và bồi thường bảo hiểm có khó khăn nên người dân mới phản ảnh".
Đại diện Cục này cho hay, có nhiều trường hợp tai nạn xe máy không được bồi thường bởi khi xảy ra tai nạn, có trường hợp gọi cơ quan chức năng thì được trả lời hai bên nên tự thỏa thuận. Cũng có tình trạng chủ xe báo có tai nạn nhưng người của công ty bảo hiểm không đến ngay.
Để khắc phục căn cơ tình trạng này, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị sửa đổi Nghị định 103 và sửa đổi Thông tư 22 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Trước đó, như Dân Trí đưa tin, Bộ Tài chính vừa công bố số lượt phương tiện mua bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện sau 10 năm thi hành Nghị định 103 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, số lượt xe cơ giới.
Theo đó, số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới lên đến 110,3 triệu xe, xe máy vào khoảng 93,5 triệu xe.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường bảo hiểm, hỗ trợ khắc phục hậu quả cho nạn nhân tai nạn giao thông cho 593.658 vụ tai nạn giao thông, trung bình 9 triệu đồng/vụ; riêng xe máy là 101.214 vụ tai nạn xe máy, trung bình 5 triệu đồng/vụ.
Bộ Tài chính cho biết, hiện tỷ lệ tham gia bảo hiểm của xe máy trên cả nước còn thấp, chỉ khoảng 30% là xe máy trong tổng số gần 60 triệu xe, còn ô tô là 90% với 3 triệu xe.
An Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.