ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cho vay tiêu dùng không chính thức lên tới 1,55 triệu tỷ đồng

Cho vay tiêu dùng không chính thức ước lên tới 1,55 triệu tỷ đồng, còn cho vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng...

21/05/2020 14:31

Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã cho biết như vậy tại cuộc Tọa đàm "Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng" do báo Đầu tư tổ chức sáng nay, 21/5.

Đề cập tới thời điểm cần đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, ông Hòe cho hay: Ước tính cho vay tiêu dùng không chính thức chiếm khoảng 15-20% tổng dư nợ nền kinh tế (1,16-1,55 triệu tỷ đồng). Cho vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng cuối năm 2019, bằng 11,4% tổng dư nợ, ngoài ra các kênh khác chưa có thống kê chính thức.

Theo thông lệ, dư nợ cho vay tiêu dùng chính thức vào khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, do đó dư địa sẽ còn khá lớn khoảng 1,5-2 triệu tỷ đồng, chưa kể hằng năm tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng thêm khoảng 14% thì cho vay tiêu dùng cũng sẽ tăng theo.

 

Cho vay tiêu dùng không chính thức lên tới 1,55 triệu tỷ đồng - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Chí Cường - Đầu tư

Theo đánh giá của PGS. TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, nhu cầu vay tiêu dùng thuộc nhóm “dưới chuẩn" chưa được đáp ứng trên thực tế là rất lớn, rất đa dạng và cũng rất cấp thiết.

Nếu áp các quy định theo Thông tư 41 thì các ngân hàng có muốn cũng khó cho vay, do đó đây là cơ sở tồn tại các hoạt động tín dụng không chính thức, đặc biệt là tín dụng đen.

"Như vậy, nhu cầu vay tiêu dùng còn rất lớn khi tiềm năng tiêu dùng được đánh giá là tăng trưởng tốt, tỷ lệ khách hàng có thu nhập thấp và có nhu cầu vay tiêu dùng còn được thống kê là khá lớn chưa được tiếp cận các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính cho thấy cung chưa đáp ứng được cầu về cho vay tiêu dùng và cơ hội hay “dư địa” cho sự phát triển của tín dụng tiêu dùng là rất lớn", ông Đức nói.

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho biết, đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế gặp khó khăn, tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đặc thù nhờ văn hóa “tiết kiệm” ở tầng lớp trung lưu mới nổi, những người có việc làm và thu nhập.

Theo ông Thành, việc đánh đồng tiêu dùng cá nhân và cho vay cá nhân là không phù hợp, bởi đánh giá rủi ro sẽ khác nhau. Tiêu dùng cá nhân một nửa là bất động sản, trong đó đầu tư và đầu cơ không nhỏ. Tổng tín dụng ngân hàng cho vay liên quan đến bất động sản là gần 20% năm 2019, trong đó 1/3 là chủ đầu tư dự án và còn lại là khách hàng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, thực tế nhu cầu cho vay bên ngoài quá lớn khi nhìn vào tín dụng đen vẫn đang phát triển, nếu chuyển sang cho vay chính thống được phần tín dụng đen sẽ cho thấy không có lý do lo lắng đối với thị trường tài chính tiêu dùng.

Trong bối cảnh này, PGS. TS. Đặng Ngọc Đức kiến nghị: "Cho vay tiêu dùng luôn phải đối diện với nguy cơ rủi ro cao. Có thể thấy cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển cũng như Việt Nam chủ yếu là cho vay tín chấp.

Việc phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới cần phải có sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại, trong trường hợp đó, Ngân hàng Nhà nước cần có những thay đổi, bổ sung và hoàn thiện để khuyến khích các ngân hàng thương mại có thể gia tăng cho vay tiêu dùng khi có thể đảm bảo về chất lượng tín dụng và cân đối với khả năng chịu đượng tổn thất".

Còn theo ông Phạm Xuân Hòe thì cần khẩn trương chi hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cứu trợ người mất việc, nghèo khó duy trì cuộc sống; giải ngân gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% đối với doanh nghiệp để trả lương.

Thứ hai là kích cầu tạo việc làm có thu nhập từ gói đầu tư công 700.000 tỷ đồng. Thứ ba là cho vay tiêu dùng với món nhỏ, lãi suất hợp lý, thời gian trả nợ cần kéo dài hơn so trước kia; giáo dục tài chính cá nhân cho người lao động... và đặc biệt cần xử lý tội cho vay nặng lãi; bắt buộc gỡ các app cho vay bất hợp pháp, truy tìm xử lý loại “công ty ma” này.

An Hạ/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

08:14 , 18/04/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn có hiệu lực, đến nay Ban đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

07:59 , 18/04/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6 năm nay như dự kiến.

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

18:55 , 17/04/2024

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ.

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.