ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sức mua nhưng vẫn là nước đang phát triển

Trong một báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới cho biết: Tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc xếp thứ 1 trên thế giới từ năm 2017 dựa trên ngang giá sức mua.

22/05/2020 21:02

Nhưng cơ quan thống kê quốc gia khẳng định Trung Quốc vẫn ở vị thế của một nước đang phát triển, không nên được đo lường bên cạnh các nước phát triển như Mỹ.

 

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sức mua nhưng vẫn là nước đang phát triển - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia lớn nhất thế giới khi dựa trên ngang giá sức mua. Ảnh: AFP

Cơ quan thống kê của Trung Quốc thừa nhận rằng vào đầu năm 2017, nền kinh tế của quốc gia này lớn hơn so với Mỹ khi được đo bằng sức mua, nhưng họ vẫn khẳng định mình là một quốc gia đang phát triển, vì sản lượng bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 85% trung bình toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo tương đương sức mua mới (PPP) từ năm 2017 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên PPP của Trung Quốc đứng ở mức 19,617 nghìn tỷ USD trong năm 2017, trong khi GDP của Mỹ là 19,519 nghìn tỷ USD.

Việc tính toán GDP theo sức mua, sử dụng giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ chung, thay vì sử dụng đồng USD, cung cấp một cơ sở chính xác hơn để so sánh mức độ phát triển kinh tế. Nếu được đo bằng đồng USD, GDP của Trung Quốc là khoảng 12 nghìn tỷ USD vào năm 2017 và 14 nghìn tỷ USD vào năm 2019, vẫn thấp hơn Mỹ.

Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, xếp hạng số 1 của Trung Quốc trong GDP dựa trên PPP không thể thay đổi thực tế rằng Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới.

Xu Xianchun, cựu Phó giám đốc của NBS, cho rằng, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá quá cao sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

“Nếu Trung Quốc được xếp vào nhóm vào các nước phát triển, thì phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng nên được đưa vào. Điều này dường như không phù hợp với điều kiện thực tế", ông viết trong một bài báo.

Hiệp hội Thống kê Quốc gia Trung Quốc, một tổ chức liên kết với NBS, đã cung cấp dữ liệu cho Ngân hàng Thế giới, cho thấy mức độ chứng thực chính thức của điều này.

Trung Quốc khẳng định rằng, họ là một quốc gia đang phát triển và đang bị kiểm tra gắt gao trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Tổng thống Trump đã viết, quan điểm của ông trên trang cá nhân vào tuần trước rằng, việc Trung Quốc vẫn ở vị thế một nước đang phát triển sẽ cho phép Trung Quốc đóng góp nhỏ hơn cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển còn được trao các quyền đặc biệt theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, như thời gian dài hơn để thực hiện các thỏa thuận và cam kết thương mại.

Nền kinh tế Trung Quốc, nếu được đo lường bằng cách sử dụng tỷ giá USD/CNY thì chỉ bằng khoảng 2/3 quy mô của nền kinh tế Mỹ năm ngoái.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 1,2% trong năm nay, đây là mức giảm mạnh so với mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái bởi đại dịch virus corona. Nhưng tổ chức có trụ sở tại Washington dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ hoạt động thậm chí còn tồi tệ hơn Trung Quốc với mức sụt giảm khoảng 5,9%.

Chen Fengying, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc nói rằng, công nghệ và giá trị tiền tệ - hai yếu tố mà Mỹ vẫn chiếm ưu thế - đó chính là một phần của các thông số cốt lõi để đánh giá sức mạnh quốc gia.

Và Chen khẳng định, Trung Quốc vẫn chưa phải là một quốc gia đứng đầu trên thế giới, đặc biệt là khi so sánh với Mỹ. Chen đã đưa ra một số câu hỏi để trả lời cho vấn đề trên: “Nhân dân tệ sẽ trở thành một loại tiền tệ quốc tế sau đại dịch? Chúng ta có gì trong lĩnh vực công nghệ ngoại trừ Huawei? Chúng tôi vẫn phải chấp nhận rằng chúng tôi chưa phải là người chiến thắng trên đấu trường quốc tế.”

Thùy Dung/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.