ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cần chiến lược tổng thể, dài hạn cho chống phòng vệ thương mại thép

Thép là một trong những sản phẩm xuất khẩu có nhiều chủng loại với kim ngạch hàng năm khoảng 4,2 tỷ USD năm 2019.

07/06/2020 14:38

Với kim ngạch xuất khẩu thép hàng năm khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ khoảng 300 triệu USD, sản phẩm thép đang bị khởi kiện nhiều nhất với 06 vụ, chiếm tỷ lệ 30%.

Mặt hàng bị khởi kiện nhiều nhất

Việc hàng loạt các Hiệp định FTA được ký kết đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu vào sân chơi toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho hàng hóa Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh, xuất xứ hàng hóa và vấn đề về phòng vệ thương mại.

can chien luoc tong the, dai han cho chong phong ve thuong mai thep hinh 1
Thép là một trong những sản phẩm xuất khẩu có nhiều chủng loại với kim ngạch hàng năm khoảng 4,2 tỷ USD năm 2019. (Ảnh minh họa: KT)

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2000 - 2016, đã có 15 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trung bình 01 vụ/năm. Tuy nhiên, trong các năm từ 2017 - quý I/2020, đã có thêm 07 vụ việc mới được khởi xướng điều tra, trung bình mỗi năm đã có 02 vụ việc được tiến hành khởi xướng điều tra.

Tính đến hết năm 2019, đã có 158 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng khi Việt Nam do đã có những dấu hiệu về dịch chuyển đầu tư cũng như phạm vi, số lượng sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay đang gia tăng.

Thép là một trong những sản phẩm xuất khẩu có nhiều chủng loại với kim ngạch hàng năm khoảng 4,2 tỷ USD năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ khoảng 300 triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,4% trong tổng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 3/2020, trong số 22 vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 06 vụ, chiếm tỷ lệ 30%.

Mới đây, Bộ Công Thương cho biết, vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là vụ việc Bộ Thương mại Mỹ tự khởi xướng điều tra dựa trên các thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ đang có dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Mỹ đang áp dụng với hàng hóa tương tự của Trung Quốc từ năm 2016 với mức thuế là từ 139 - 267%.

Căn cứ để Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra là các nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc sau đó gia công hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ và lượng xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn trước và sau khi Mỹ áp thuế với Trung Quốc.

Đa số các vụ việc điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép đều do Mỹ tiến hành, trong đó, riêng với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS), Mỹ đã điều tra tổng cộng 05 vụ việc. Việc cơ quan có thẩm quyền của Mỹ không căn cứ trên yêu cầu của các doanh nghiệp Mỹ, tự khởi xướng điều tra là việc tương đối hiếm.

Điều này cho thấy Mỹ đang tăng cường quản lý các mặt hàng đã bị áp thuế phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng. Bên cạnh việc tự khởi xướng điều tra vụ việc, Mỹ sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu điều tra về lẩn tránh thuế mặc dù nguyên đơn trong vụ việc đã nộp quá thời hạn quy định.

Triển khai nhiều biện pháp

Lý giải về tình trạng gia tăng điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép, các chuyên gia cho rằng, do ảnh hưởng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dẫn đến tình trạng mượn xuất xứ, hay nói cách khác là gian lận thương mại của các doanh nghiệp làm ăn thiếu chân chính khiến cho nhiều sản phẩm thép lọt vào “tầm ngắm” của các nước nhập khẩu.

can chien luoc tong the, dai han cho chong phong ve thuong mai thep hinh 2
Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. (Ảnh minh họa: KT)

Nguyên nhân thứ 2 là do việc lạm dụng các biện pháp tự vệ để bảo hộ sản xuất trong nước. Việc gia tăng phòng vệ thương mại khiến cho các doanh nghiệp sản xuất thép gặp khó khăn về tài chính, khối lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh…

Nếu Việt Nam không có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, thì có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể, mà lâu dài còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.

Để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần có chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Tuy nhiên, dù các bộ, ngành đã nỗ lực trong cảnh báo hành vi lẩn tránh, siết chặt quản lý, giám sát nhưng cho tới nay, nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ vẫn đang gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.

Nhằm tiếp tục đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tháo gỡ khó khăn đối với các rào cản xuất khẩu và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, ngày 19/5/2020, Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo, để xử lý hiệu quả vấn đề này, bên cạnh nỗ lực của chính phủ, doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định để hạn chế nguy cơ bị khởi kiện lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ. Doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với hành vi gian lận thương mại về xuất xứ; thành lập các tổ công tác để phòng chống, phát hiện, xử lý các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp, gian lận xuất xứ, nhằm phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ lợi ích của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính./.

Ánh Phương/Báo TNVN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quyết định về việc công nhận danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Quyết định về việc công nhận danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

08:40 , 15/04/2024

Dưới đây là danh sách các doanh nghiệp và sản phẩm được công nhận với danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong năm 2022.

Huyện Thạch Thành: Quan tâm công tác giải phóng mặt bằng đê phục vụ triển khai các dự án

Huyện Thạch Thành: Quan tâm công tác giải phóng mặt bằng đê phục vụ triển khai các dự án

19:54 , 14/04/2024

Huyện Thạch Thành đang đồng thời triển khai thực hiện hơn 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Đây đều là những dự án quan trọng, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do đó, cùng với việc đôn đốc, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, huyện Thạch Thành đã tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo mặt bằng sạch cho các dự án.

Xuất khẩu phân bón tăng trên 13% về giá trị

Xuất khẩu phân bón tăng trên 13% về giá trị

16:59 , 14/04/2024

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hết quý I/2024, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với trên 499.000 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng trên 13% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thị phần thép cán nóng suy giảm

Thị phần thép cán nóng suy giảm

16:54 , 14/04/2024

Các doanh nghiệp sản xuất thép nguội cán nóng cho biết, sản phẩm thép cán nóng giá rẻ chất lượng thấp nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc và Ấn Độ khiến thị phần của nhà sản xuất trong nước suy giảm và tỷ lệ sản lượng sản xuất trên công suất thiết kế cũng suy giảm.

ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam

16:51 , 14/04/2024

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 4 năm 2024, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Như vậy, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam vẫn giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Tỉnh Thanh Hoá có 2 Hợp tác xã được tôn vinh và nhận giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024

Tỉnh Thanh Hoá có 2 Hợp tác xã được tôn vinh và nhận giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024

18:51 , 13/04/2024

Thông tin từ Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá, tại Lễ Tôn vinh và Giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024 (CoopStar Awards 2024) được tổ chức tại Hà Nội, tỉnh Thanh Hoá vinh dự có 2 Hợp tác xã được tôn vinh vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện của Tháng Hành động vì Hợp tác xã năm nay.

Thanh Hóa tiếp tục được hỗ trợ hiện đại hóa ngành lâm nghiệp

Thanh Hóa tiếp tục được hỗ trợ hiện đại hóa ngành lâm nghiệp

18:50 , 13/04/2024

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Tàu cá giấu thiết bị hành trình có thể bị phạt tới 700 triệu đồng

Tàu cá giấu thiết bị hành trình có thể bị phạt tới 700 triệu đồng

18:50 , 13/04/2024

Từ ngày 20/5, các tàu cá không lắp đặt hoặc tắt thiết bị giám sát hành trình sẽ bị xử phạt từ 300 triệu đến 500 triệu đồng. Nếu tái phạm có thể bị phạt đến 700 triệu đồng. Đây là một trong những nội dung các Nghị định Chính phủ vừa ban hành liên quan đến lĩnh vực thủy sản.

Duy trì, nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm

Duy trì, nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm

09:05 , 13/04/2024

Tỉnh Thanh Hoá hiện có 366 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, chiếm 94% tổng số chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, là tỉnh có số lượng chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, nếu không duy trì tốt các tiêu chí sau khi được công nhận, thì việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm sẽ trở thành hình thức. Do vậy, các địa phương, đơn vị đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm. Ghi nhận tại huyện Triệu Sơn.

Nhiều hộ nông dân khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển sản xuất từ nguồn vốn vay ngân hàng

Nhiều hộ nông dân khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển sản xuất từ nguồn vốn vay ngân hàng

07:00 , 13/04/2024

Sự tiếp sức từ nguồn vốn vay ưu đãi qua các kênh Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách Xã hội là đòn bẩy giúp hàng nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách, nhất là bà con nông dân khu vực miền núi Thanh Hóa triển khai có hiệu quả các mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Thông qua việc vận dụng linh hoạt, kịp thời các nguồn vốn, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững, phát triển sản xuất và làm giàu ngay trên mảnh đất của mình.