ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Khó khăn vẫn bủa vây kinh tế tư nhân

Mặc dù có những bước tiến nhất định, kinh tế tư nhân vẫn gặp nhiều hạn chế về vốn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ và năng lực quản trị nội bộ yếu...

26/06/2020 08:51

Đánh giá về nhân tố tạo nên động lực phát triển khối kinh tế tư nhân, ông Jacques Morisset - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB. Cụ thể, Việt Nam đã đạt kết quả ấn tượng, từ thứ hạng 100 lên 70, tăng 30 bậc. Tuy nhiên, 2 năm qua, mặc dù điểm số Việt Nam có tăng nhưng thứ hạng lại không được cải thiện. 

Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, mặc dù có những cải thiện nhất định nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, trình độ phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam còn thấp do thiếu vốn và mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, manh mún, mang nặng tính chất gia đình, ít liên kết với nhau hoặc với kinh tế Nhà nước hay kinh tế tập thể. 

Cùng với đó, trình độ công nghệ và tay nghề của công nhân chưa cao, máy móc, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, chưa tạo được nhiều sản phẩm uy tín, có thương hiệu. Năng lực quản trị nội bộ ở nhiều doanh nghiệp còn yếu, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn...

Ngoài ra, cơ cấu ngành nghề của kinh tế tư nhân còn bất cập khi tập trung vào lĩnh vực hoạt động thương mại, dịch vụ, trong khi chỉ có 1% đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 

kho khan van bua vay kinh te tu nhan hinh 1
Nhiều khó khăn vẫn bủa vây kinh tế tư nhân. (Ảnh minh họa)

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, chúng ta không thể xóa bỏ hộ kinh doanh, cũng không thể ép hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, mà chỉ có thể khoác một tấm áo pháp lý mới cho hộ kinh doanh; đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp với những quy định pháp lý tối giản nhưng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng của hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đều lao đao và có nguy cơ phá sản, do đó, đã đến lúc cần đẩy nhanh quá trình cải cách, giúp môi trường kinh doanh thông thoáng và thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế tư nhân. 

“Điểm then chốt nhất vẫn là phải đẩy mạnh cải cách thể chế cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Cần tái khởi động đà cải cách để tái khởi động nền kinh tế đang là một yêu cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện nay, nền kinh tế đất nước đang tồn tại nhiều điểm nghẽn, kinh tế tư nhân cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những điểm nghẽn này. 

“Điều quan trọng nhất lúc này là cần cải cách Bộ máy hành chính nhà nước, loại bỏ nhiều giấy phép con và các thủ tục hành chính rườm rà, phiền hà; Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp. Điều này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu từ rất lâu rồi. Mới đây, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có báo cáo về mức độ hài lòng của doanh nhân, doanh nghiệp đối với cải cách của của các bộ, qua đó cho thấy, một số bộ có cải cách nhưng có những bộ không hề có cải cách”, TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn nêu.

Để kinh tế tư nhân phát triển và phát huy vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, cần ban hành chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trọng tâm là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - bộ phận lớn của kinh tế tư nhân nhưng năng lực còn hạn chế.  

Cùng với đó, cần có chính sách tài chính hỗ trợ kinh tế tư nhân ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh; Xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận được các hình thức huy động vốn khác như thuê tài chính, phát hành trái phiếu, vay nợ quốc tế, tín dụng qua các tổ chức tài chính vi mô, nâng cao nhận thức tài chính của kinh tế cá thể và các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.