ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Rất ít doanh nghiệp dệt may được hưởng hỗ trợ do đại dịch Covid-19

Chỉ 133/3.143 doanh nghiệp dệt may (chiếm 3,6% tổng doanh nghiệp được khảo sát) được tiếp nhận các chính sách hỗ trợ sau đại dịch Covid-19.

29/06/2020 21:10

Chiều nay (29/6), Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) đã công bố báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa”. Qua báo cáo, nhóm nghiên cứu đã chỉ rõ những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến cả nguồn cung và đầu ra của ngành dệt may.

chi 3,6% doanh nghiep det may duoc huong ho tro do dai dich hinh 1
Hội thảo công bố báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa”

Dệt may gặp nhiều rào cản hậu đại dịch Covid-19

Theo đó, đại dịch Covid-19 tác động đến cả nguồn cung và đầu ra của ngành dệt may. Tính đến hết tháng 5/2020, xuất khẩu may mặc đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13.6% so với cùng kỳ năm 2019. Xét theo các thị trường xuất khẩu chủ chốt, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm gần 15%, thị trường EU giảm 19%. Hai thị trường này đã chiếm gần 60% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, tình trạng khó khăn chung hiện nay của toàn ngành là bị hủy đơn hàng đồng loạt do các thị trường châu Âu và Mỹ đều đóng của. Ngành may mặc có tỷ lệ bị hủy đơn hàng từ 30-70%, sau khi tham gia sản xuất khẩu trang, tỷ lệ bị hủy đơn hàng của các doanh nghiệp may mặc trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trung bình là 25%. 

Bên cạnh đó, còn có những rào cản về chính sách, khi quá ít doanh nghiệp dệt may thụ hưởng các giải pháp hỗ trợ (chỉ 133/3.143 doanh nghiệp, chiếm 3,6% tổng doanh nghiệp được khảo sát đã tiếp nhận được các chính sách hỗ trợ) hay việc khó tiếp cận được các giải pháp hỗ trợ tín dụng.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cho rằng, việc giãn, giảm hoặc miễn thuế không có nhiều tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp của ngành. Ngoài ra, quy định hoãn đóng bảo hiểm xã hội hiện chưa hợp lí, người lao động không được hỗ trợ hiệu quả, trong bối cảnh Chính phủ có chính sách hỗ trợ người lao động bị buộc thôi việc do Covid-19 nhưng rất khó tiếp cận do thủ tục quá rườm rà.

Dệt may khó tận dụng lợi thế từ các FTA

Cũng theo báo cáo, ngành dệt may Việt Nam không có chuỗi cung ứng đầy đủ nên rất khó tận dụng lợi thế của các FTA. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam rất thấp là không tự chủ được vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Ghi nhận đến năm 2020, Việt Nam đã ký và có 12 FTA có hiệu lực, 1 FTA đợi phê chuẩn và đang đàm phán 3 FTA khác. Việc kí kết FTA đem lại cho ngành dệt may những ưu thế cạnh tranh xuất khẩu vô cùng to lớn. Cụ thể, thuế suất áp dụng đối với ngành dệt và nguyên liệu, với ngành may trung bình là 0 - 5%, trong khi đó, theo quy chế của WTO, thuế suất với ngành dệt và nguyên liệu trung bình là 12% và với ngành may mặc là 25%.

Mặc dù nhiều lợi ích như vậy, nhưng đến nay, các lợi thế này chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Số liệu cho thấy, tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam chỉ đạt trung bình 30 – 35%. Điều này có nghĩa, Việt Nam chỉ mới tận dụng được 1/3 lợi ích từ các FTA đã có hiệu lực.

chi 3,6% doanh nghiep det may duoc huong ho tro do dai dich hinh 2
Dệt may Việt Nam sẽ khó tận dụng lợi thế từ các FTA. (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá của MCSS, Việt Nam không dễ dàng tận dụng được ưu đãi của các FTA thế hệ mới như EVFTA hay trước đó là CPTPP.

Quy định của EVFTA có thể thay mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi chiến lược nguồn cung vì Việt Nam có thể tăng nhập nguyên liệu từ những nước đã có FTA với Liên minh châu Âu (EU) để đảm bảo quy tắc ROO. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trên thực tế có thể không dễ dàng như vậy, khi giá nhập khẩu từ một nơi có thể giúp hàng Việt Nam được hưởng C/O vào châu Âu có giá cao hơn 15 - 20% so với nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với thị trường các nước thành viên CPTPP, MCSS cũng đánh giá: Việt Nam chưa khai thác được các thị trường tiềm năng trong khối như: Mexico, Newzealand, Canada, Australia. Đặc biệt, Australia, Canada là hai thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào 2 thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD/năm.

Với Mỹ, mức thuế suất hàng dệt may vào Mỹ vẫn ở mức rất cao. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng thuế suất mà hàng may mặc Việt Nam bị áp tại Mỹ vẫn ở mức rất cao (17,5%) so với các thị trường khác, đặc biệt là những thị trường mà Việt Nam đã kí FTA song phương hoặc đa phương…

TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình MCSS, Trưởng nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo cho rằng, với hiệu ứng của việc hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU được phê chuẩn, dệt may Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho ngành. Để làm được việc đó, rất cần nhà nước có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách và cơ cấu thuế, giá phù hợp.

“Cùng với đó, cần tận dụng các FTA nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút dịch chuyển đầu tư FDI vào sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về qui định xuất xứ; Để CPTPP đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cần thiết phải ký một FTA song phương với Canada vì đây là thị trường xuất khẩu may mặc tiềm năng, quy mô lớn; Cần cải thiện vị trí chuỗi giá trị bằng liên kết chuỗi cung ứng, có chính sách hợp lý cho ngành dệt may, chú trọng đầu tư cho tự động hóa; Khai thác các thị trường hiện có và mở thêm tiềm năng của thị trường mới; Đầu tư cho tương lai bằng thay đổi cách tổ chức sản xuất dựa theo công nghệ”, TS. Phạm Sỹ Thành nhấn mạnh.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

06:32 , 16/04/2024

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 3/2024, doanh số bán ô tô toàn thị trường đạt trên 58 nghìn xe, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023.