Đa dạng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
(TTV) - Cùng với việc hỗ trợ xây dựng nhà tránh trú bão cho người dân, Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam" do Quỹ khí hậu xanh GCF tài trợ không hoàn lại đã nhân rộng và phát triển nhiều mô hình tạo sinh kế dựa vào cộng đồng cho người dân các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa.
![]() |
Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Tái, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn nuôi ong theo kinh nghiệm học hỏi truyền thống từ người dân địa phương. Cuối năm 2019, khi tham gia mô hình nuôi ong mật do Quỹ khí hậu xanh GCF tài trợ, gia đình ông Tái được hỗ trợ 5 đàn ong để gây giống và thức ăn dưỡng ong trong 2 tháng đầu tiên, đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong theo phương pháp khoa học. Sau hơn nửa năm, đến nay, từ 5 đàn ong ban đầu, ông Tái đã được nhân lên 10 đàn và bắt đầu cho thu hoạch 2 lần, sản lượng khoảng 60 kg mật, cho thu nhập hơn 15 triệu đồng.
![]() |
Đến nay, đã có 7 mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu do Quỹ khí hậu xanh GCF triển khai trên địa bàn các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa với hơn 140 hộ gia đình được thụ hưởng, gồm các mô hình như: Nuôi tôm sú xen ghép cua xanh, nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi, nuôi cua xanh thương phẩm, chăn nuôi vịt thịt... Trong đó, mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng xen ghép cá rô phi đang được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, có khả năng chống chọi tốt với dịch bệnh và sự biến đổi bất thường của thời tiết.
![]() |
![]() |
Đối với phần lớn nông dân thì ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn là một điều gì đó xa lạ. Nhưng chính nhờ các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai đã không chỉ nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường, mà còn giúp họ nâng cao thu nhập, tạo sinh kế ổn định và lâu dài./.
Theo Bản tin Thanh Hóa ngày mới 13/7
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.