Thủ tướng: Xử lý ngay việc "mở cửa" đường bay Việt Nam - Hàn Quốc, Nhật Bản
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý ngay việc mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nơi có hệ số an toàn cao.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 27/8.
Người đứng đầu Chính phủ giao các đơn vị, bộ ngành tổ chức điều phối các chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước và tạo thuận lợi đưa các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh. T
Mỗi chuyến bay đều phải có phương án cụ thể bảo đảm an toàn, kể cả phương án cách ly phù hợp đối với từng đối tượng nhập cảnh; rà soát thủ tục, giảm bớt khâu trung gian, thời gian.
Thủ tướng cũng đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về chủ trương các nhân sự cấp cao của doanh nghiệp Hàn Quốc (theo danh sách của Đại sứ quán Hàn Quốc đề nghị) được sớm giải quyết việc nhập cảnh, thực hiện chuyến công tác ngắn ngày tại Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Y tế, Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) xử lý ngay vấn đề mở lại đường bay thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nơi có hệ số an toàn cao. Trước hết, chỉ đạo thực hiện chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thủ tướng đồng ý mở rộng thực hiện cách ly các cơ sở lưu trú có thu phí, giám sát chặt chẽ. Theo đó, từ ngày 1/9 sẽ thu phí với tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ở tất cả các nơi cách ly, chi phí khám chữa bệnh do ngân sách nhà nước chi trả.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, bằng công tác phòng chống dịch với nhiều giải pháp, giãn cách xã hội ở phạm vi phù hợp, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát tốt trên phạm vi quốc gia.
Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy đầu tư công, xuất nhập khẩu, sản xuất không để đình trệ, đứt gãy hoạt động kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan và đề cao trách nhiệm của chủ tịch tỉnh, chủ động linh hoạt quyết định các vấn đề.
Đối với việc hỗ trợ an sinh xã hội, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ giai đoạn 2 đảm bảo thuận lợi, chặt chẽ; địa phương có hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp, người nghèo, đối tượng trợ giúp xã hội bị ảnh hưởng.
Chủ động kịch bản ứng phó với tình huống dịch bệnh tại phòng khám, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp; xuất hiện ca bệnh phải kích hoạt ngay quy trình phòng chống dịch, khoanh vùng gọn, dập dịch nhanh.
Thủ tướng yêu cầu các Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thực hiện đầy đủ trách nhiệm, chủ động linh hoạt áp dụng các biện pháp, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; không áp dụng việc dừng, đình chỉ hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi không cần thiết, hạn chế mức thấp nhất tiêu cực tới hoạt động kinh tế xã hội, đời sống người dân.
Châu Như Quỳnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao
Sau gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Xuân Tùng, ở Phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn đã phát triển thành công thương hiệu “Mật ong Giàng A Tùng”, sản phẩm được công nhận đạt OCOP.
Quy định mới về đối tượng đăng ký thuế
Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 86/2024 quy định về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105/2020. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Thương mại điện tử tăng trưởng khả quan
Với mức tăng trưởng ấn tượng của năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 25 tỷ USD trong năm 2025.
Quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa đưa ra 10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025, trong đó tập trung tăng cường quản lý, điều hành giá, chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể vượt 500 tỷ USD
Các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn. Trong năm 2025, quy mô nền kinh tế có thể vượt 500 tỷ USD.
Kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm mới 2025
Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Bước vào năm mới 2025, các doanh nghiệp đã chủ động các giải pháp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, luôn kỳ vọng vào một năm mới với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo được tăng trưởng và bứt phá mới.
Năm 2025, mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả Việt Nam trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.
Huyện Hoằng Hóa thuộc nhóm dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa về phát triển sản phẩm OCOP
Tính đến hết năm 2024, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có 45 sản phẩm được công nhận OCOP, thuộc nhóm các huyện dẫn đầu toàn tỉnh.
Thanh Hóa làm thủy lợi mùa khô đạt trên 107% kế hoạch
Sau hơn 1 tháng phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2024 - 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch.
Năm 2025 ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.