ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bị Covid-19 "tra tấn", hàng loạt doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc

47% doanh nghiệp đã buộc phải cắt giảm lao động do tác động của Covid-19. Hội đồng tư vấn cải cách của Thủ tướng đã đề xuất giảm nhiều loại thuế, tiền bảo hiểm, tiền công đoàn cho doanh nghiệp.

16/09/2020 08:20

 

Bị Covid-19 “tra tấn”, hàng loạt doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hàng loạt doanh nghiệp đã buộc phải cắt giảm lao động vì khó khăn do Covid-19 gây ra. Ảnh: Đ.V

Bà Đinh Thị Loan, đại diện một doanh nghiệp tại huyện Hóc Môn, TPHCM cho biết, doanh nghiệp của bà chuyên xuất khẩu nông sản đi châu Âu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến cho hàng hóa không thể xuất ngoại, công nhân không có việc làm.

“Chúng tôi đã buộc phải cắt giảm 50% số lao động đang làm việc, tức khoảng gần 20 người để duy trì chi phí cho công ty. Hiện nay, việc xuất khẩu nông sản đã tương đối ổn định trở lại và chúng tôi sẽ tuyển thêm nhân viên trở lại”, bà Loan nói.

Cũng theo bà Loan, trước đây, công ty chủ yếu là xuất khẩu rau củ quả đi nước ngoài thì nay kinh doanh thêm mặt hàng tôm, cua, cá ở thị trường trong nước. Việc đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh sẽ tăng doanh thu cho công ty trong thời buổi khó khăn và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Ông Trần Văn Long, đại diện một doanh nghiệp du lịch tại quận 1 chia sẻ, dịch bệnh cũng đã khiến công ty ông buộc phải cắt giảm hàng loạt lao động. Hơn 80% nhân viên trong công ty phải nghỉ việc.

“Hiện nay, du lịch chưa phục hồi nên chúng tôi cũng chưa thể tuyển thêm người lao động. Nhiều nhân viên nghỉ việc cũng mong muốn trở lại công ty đi làm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải theo dõi tình hình dịch bệnh kỹ lưỡng. Nếu khả quan, chúng tôi mới dám tuyển nhân viên”, ông Long nói.

Cũng theo ông Long, dịch bệnh đã khiến ông phải kinh doanh thêm mặt hàng khẩu trang để tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, dù là khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu và Hoa Kỳ nhưng khẩu trang của doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt với khẩu trang giá rẻ, chất lượng không đảm bảo của các cơ sở sản xuất trong nước.

Ngoài ra, ở thị trường xuất khẩu thì khẩu trang y tế của Việt Nam cũng phải cạnh tranh “một mất một còn” với khẩu trang Trung Quốc. Việc kinh doanh gặp nhiều trở ngại cũng gây nên nhiều khó khăn trong việc tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

 

Bị Covid-19 “tra tấn”, hàng loạt doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Doanh nghiệp tìm hướng đi mới để tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng cũng gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Đ.V

Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV – Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính Phủ), đợt tái phát dịch Covid-19 lần thứ hai đã khiến 47% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động khi dịch tái bùng phát.

Cũng theo khảo sát, 20% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể, chỉ 2% tạm thời chưa bị ảnh hưởng.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế (PTKT) tư nhân nhận định, trong những tháng cuối năm, hàng loạt doanh nghiệp đang đối mặt với việc không có hợp đồng, đơn hàng tiêu thụ sản phẩm; không có kinh phí trả tiền lương, bảo hiểm; không có kinh phí để trả tiền thuê kho bãi, nhà xưởng và thậm chí là không có kinh phí trả tiền nguyên liệu đầu vào, điện, nước…

Cũng theo Ban Nghiên cứu PTKT tư nhân, trong đợt dịch trước, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là đứt gãy chuỗi cung ứng thì bây giờ vấn đề căng thẳng nhất là dòng tiền. Doanh nghiệp giảm doanh thu, thậm chí không có doanh thu, không có khả năng thanh toán... Điều này ảnh hưởng tới dòng tiền vào của doanh nghiệp.

Do đó, làn sóng cắt giảm lao động đã diễn ra trên diện rộng. Khi ở đợt dịch đầu tiên, đa phần doanh nghiệp đều cố gắng không sa thải lao động. Tác động của đợt dịch thứ hai khiến hơn 47% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.

 

Bị Covid-19 “tra tấn”, hàng loạt doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ việc - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, vận hành nhằm tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Ban Nghiên cứu PTKT tư nhân đề xuất, cần ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời điểm này. Thay vì hỗ trợ doanh nghiệp đã “kiệt quệ” thì nên hướng tới chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm dòng tiền chi ra. Việc này giúp doanh nghiệp cân đối, sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu, nhằm duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh.

Ban Nghiên cứu PTKT tư nhân đề xuất Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả doanh nghiệp trong năm 2020 thay vì chỉ áp dụng với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng.

Theo Ban Nghiên cứu PTKT tư nhân, trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều chịu tác động tiêu cực của Covid-19 nên không cần phân biệt quy mô doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể đóng cửa tức thì bởi dịch bệnh nhưng doanh nghiệp lớn trong nỗ lực duy trì hệ thống đã chịu thiệt hại thậm chí còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tiêu cực hơn tới nền kinh tế nếu không kịp thời có chính sách hỗ trợ hiệu quả.

Ngoài ra, Chính phủ xem xét, trình Quốc hội giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021. Cùng với đó là hoãn thời gian đóng bảo hiểm so với các quy định hiện hành, vì đây là dòng tiền rất lớn trong cơ cấu chi của doanh nghiệp.

Tiếp theo, cần miễn đóng phí công đoàn từ 2020 - 2021 thay vì chỉ hoãn đóng một số tháng nhằm củng cố tinh thần doanh nghiệp. Nếu chính sách này được ban hành sẽ là biện pháp hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp duy trì dòng vốn, giảm thời gian với quy trình thủ tục hành chính.

Đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm 50% thuế GTGT, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng sau dịch. Bởi, hiện nay, các doanh nghiệp rất cần vốn lưu động duy trì sản xuất kinh doanh, lao động.

Với ngân hàng, doanh nghiệp đề xuất mở rộng hình thức vay tín chấp, ưu đãi lãi suất với các khoản vay đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại và khoanh, giãn thời gian trả nợ...

Đại Việt/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.