ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kiếm bộn tiền nhưng rượu bia, thực phẩm ở Việt Nam vẫn như... ngôi làng!

Theo các chuyên gia Vietnam Report, ngành đồ uống và thực phẩm Việt Nam tuy tăng trưởng rực rỡ nhưng như một "ngôi làng" do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm.

24/09/2020 12:06

Hai cơn bão lớn: Nghị định 100 và đại dịch Covid-19

Theo đánh giá của Vietnam Report, thực phẩm và đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025.

 

Kiếm bộn tiền nhưng rượu bia, thực phẩm ở Việt Nam vẫn như... ngôi làng! - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngành thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam phát triển mạnh nhưng còn thiếu quy hoạch đồng bộ, mạnh ai nấy làm... (ảnh minh hoạ: AFP)

Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định là điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và F&B nói riêng. Đó là các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP mở ra cơ hội xuất khẩu, lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, thu hút phát triển và chuyển giao công nghệ. Đó là bài toán cải thiện môi trường kinh doanh với hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng, giao thông hay các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững…

Tuy nhiên, theo báo cáo này thì mặc dù đang trong quá trình phát triển rực rỡ nhưng ngành F&B tại Việt Nam hiện được ví như một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm…

“Ngôi làng” này năm nay vừa trải qua 2 cơn bão lớn là Nghị định 100 và đại dịch Covid-19. Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, khoảng 50% số doanh nghiệp cho rằng, hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả do còn chịu tác động của Nghị định 100.

Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với các nhóm sản phẩm trong ngành cũng có sự khác biệt đáng kể.

Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… trong khi đó, 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu.

Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp. Trả lời khảo sát, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chia sẻ rằng, họ đã tăng công suất hoạt động lên khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trái lại, năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện chỉ hoạt động chủ yếu ở mức dưới 80% so với trước đại dịch.

Học được gì từ các cú sốc?

Vietnam Report cho rằng, Covid-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành F&B, điển hình là các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối, quản trị nhân sự.

 

Kiếm bộn tiền nhưng rượu bia, thực phẩm ở Việt Nam vẫn như... ngôi làng! - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất nói chung của doanh nghiệp

Hoạt động bán lẻ của ngành diễn ra qua những kênh sau: truyền thống, hiện đại, nhà hàng và chuỗi bán lẻ riêng của từng hãng (nếu có); trong đó kênh truyền thống chiếm tỷ trọng đa số.

Đối mặt với một cú sốc như Covid-19, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics: nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống…

94,7% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với khủng hoảng. Đây cũng là một trong những hành động ưu tiên của ngành ứng phó với tác động của Covid-19.

Một số biện pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng có thể kể đến như: nhận đặt hàng/giao hàng tại nhà, tăng cường kênh giao nhận…

Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt chính là việc quản trị nhân sự khi số lượng lao động sử dụng khá lớn, vấn đề đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc, phân chia lao động hợp lý… Bên cạnh đó là việc đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu do không chủ động được nguồn cung.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp F&B lớn cho biết, quy mô doanh nghiệp trong ngành còn khá phân mảnh, tiềm lực tài chính yếu cho nên khi gặp một cú sốc lớn như Covid-19 họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí…

Thế nhưng về cơ bản, nhu cầu ăn uống của con người là khó thay đổi, khi chúng ta chấp nhận “sống chung với bão”, doanh nghiệp lại đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân sự, sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường… Điều quan trọng là doanh nghiệp học được gì từ những cú sốc như thế này?

Theo đó, 68,4% doanh nghiệp trong ngành cho rằng, Covid-19 đã tạo ra cú huých đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Bằng chứng là những doanh nghiệp đã xây dựng và ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất và quản lý tỏ ra rất vững vàng trong khủng hoảng.

Trừ những công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy buộc phải làm luân phiên theo ca, tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp đều có thể điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera từ xuất, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối hay các cuộc họp trực tuyến kết nối các chi nhánh trên khắp cả nước…

Thêm vào đó, 63,2% doanh nghiệp cho rằng đây là cơ hội để đẩy nhanh đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ hệ thống phân phối: điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm, đổi mới từ thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, đổi mới từ phát triển các dòng sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hơn…

Mai Chi/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

20:45 , 22/04/2024

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa, thanh niên có trên 130.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú và chiếm khoảng 13% tổng số thanh niên toàn tỉnh. Với tinh thần năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều bạn trẻ đã dám nghĩ dám làm, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế để lập thân, lập nghiệp tại quê hương. Qua đó tạo được chuyển biến tích cực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

09:55 , 22/04/2024

Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản vào loại lớn so với các tỉnh Bắc Trung bộ. Trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp. Do vậy, việc kiểm soát, truy suất nguồn gốc tại các cảng cá là một trong những nội dung được các cảng cá tăng cường các giải pháp thực hiện nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban Châu Âu (EC).

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

09:53 , 22/04/2024

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các gói vay thông thường đã và đang góp phần quan trọng hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

09:44 , 22/04/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

08:13 , 22/04/2024

Những ngày qua, người dân trồng thanh long trên cả nước vui mừng khi giá thanh long nghịch vụ liên tục ở mức cao.

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

08:09 , 22/04/2024

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường từ đầu năm đến nay đã giúp nhiều công ty chứng khoán có doanh thu, lợi nhuận cao.

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

08:05 , 22/04/2024

Lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lại tăng mạnh, lên gần chạm trần 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng là mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

22:14 , 21/04/2024

Những năm qua, ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bằng sức trẻ, ý chí nghị lực, nhiều đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang lựa chọn con đường khởi nghiệp từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Họ dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đam mê, vượt qua khó khăn trở ngại và hiện nay nhiều thanh niên đã bắt đầu "hái quả ngọt" trên vùng đất khó.

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

18:10 , 21/04/2024

Theo thống kê trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh Thanh Hoá đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp.

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

09:31 , 21/04/2024

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 3/2024, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng trên tổng số trên 657.000 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2024 vẫn chưa được phân bổ chi tiết.