ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chứng minh gỗ nguyên liệu hợp pháp: Điều kiện "sống - còn" để xuất khẩu

Việc xây dựng cơ chế kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu là yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu bền vững.

19/10/2020 08:43

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), gỗ nhiệt đới nhập khẩu là một trong những nguồn cung nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành gỗ. Hầu hết gỗ nhiệt đới nhập khẩu vào Việt Nam là gỗ tròn và gỗ xẻ. Lượng cung gỗ tròn và gỗ xẻ từ nguồn này cho Việt Nam hàng năm khoảng 1,5 triệu m3, tương đương 30% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn. Nguồn cung từ các quốc gia Châu Phi, Lào, Campuchia và Papua New Guine là các nguồn quan trọng nhất.

Hiện nay, các dữ liệu thống kê về thực trạng Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ các vùng nhiệt đới được dựa trên dữ liệu thống kê nhập khẩu của Tổng cục Hải quan. Việc đánh giá mức độ rủi ro đối với luồng nhập khẩu này dựa trên các tiêu chí được xác định trong nội dung của Hiệp định VPA FLEGT và trong Nghị định VNTLAS.

Kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu là yếu tố sống còn của ngành gỗ Việt. (Ảnh minh họa: KT)
Kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu là yếu tố sống còn của ngành gỗ Việt. (Ảnh minh họa: KT)

TS. Tô Xuân Phúc - một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành gỗ tại Việt Nam, cho biết, trong khâu kiểm soát gỗ nhập khẩu, các cơ quan chức năng của Việt Nam sử dụng 3 bộ lọc chủ yếu nhằm kiểm soát và quản lý gỗ nhập khẩu, bao gồm: Hệ thống phân loại rủi ro của Hải quan; Nhóm loài rủi ro; và Rủi ro gắn với vùng địa lý.

Nhằm thực hiện các cam kết trong Hiệp định đối tác tự nguyện VPA FLEGT, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định về Quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS). Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định là xây dựng các cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Các cơ chế này được dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro theo vùng địa lý (quốc gia) và loại gỗ. Tập trung vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia nhiệt đới, bao gồm các nước khu vực Châu Phi, Lào, Campuchia và Papua New Guine,

TS. Tô Xuân Phúc nêu rõ: Các kết quả từ việc áp dụng cho thấy hầu hết toàn bộ nguồn cung gỗ nhiệt đới này đều nằm trong khu vực địa lý rủi ro, do các quốc gia cung gỗ này đều không đáp ứng được các tiêu chí đối với vùng địa lý không rủi ro (như có khung quốc gia bắt buộc về trách nhiệm giải trình, chỉ số Hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên, hay có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia bắt buộc). Bên cạnh đó, các loài gỗ rủi ro nhập khẩu từ các khu vực này có tỷ trọng tương đối cao, đặc biệt đối với các loài nhập khẩu từ Campuchia và Lào (cả gỗ tròn và xẻ) và từ PNG (đối với gỗ xẻ).

"Xây dựng và kích hoạt danh sách vùng địa lý rủi ro và loài rủi ro có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Đây là những việc làm hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển ngành, thực hiện các cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế. Trong dài hạn, Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp gỗ nên đa dạng nguồn cung gỗ nguyên liệu, giảm tỷ trọng nguồn cung nhập khẩu từ khu vực nhiệt đới, tăng tỷ trọng từ các nguồn cung rủi ro thấp.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các hiệp hội gỗ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, cần đưa ra các cơ chế và thông điệp khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Điều này không những giúp ngành giảm rủi ro trong khâu sử dụng nguồn nguyên liệu mà có có ý nghĩa trực tiếp đối với hàng triệu nông hộ trồng rừng hiện nay", TS. Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, việc xây dựng và kích hoạt danh sách vùng địa lý rủi ro và loài rủi ro có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Đây là những việc làm hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển ngành, thực hiện các cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế.

Ngoài nguồn gỗ từ rừng trồng trong nước, Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu gỗ nguyên liệu; trong đó, các quốc gia nhiệt đới như các nước khu vực châu Phi, Lào, Campuchia, Papua New Guine… Gỗ từ các quốc gia này thường được coi là gỗ rủi ro do các quốc gia cung cấp gỗ này đều không đáp ứng được các tiêu chí đối với vùng địa lý không rủi ro.

Là một doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi, đại diện Công ty gỗ Hưng Long cho biết, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rất quan tâm đến Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp rất hoan nghênh việc thực thi các quy định nhằm đảm bảo gỗ hợp pháp để các doanh nghiệp có sự cạnh tranh công bằng.

Đại diện doanh nghiệp này cho rằng, Tổng cục Lâm nghiệp cần sớm ban hành danh sách các quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam, các loài gỗ đã nhập khẩu… để các doanh nghiệp nhập khẩu có sự chủ động sớm vì thường doanh nghiệp phải ký hợp đồng nhập khẩu trước cả năm. 

TS. Tô Xuân Phúc nêu quan điểm: Cộng đồng doanh nghiệp gỗ nên đa dạng nguồn cung gỗ nguyên liệu, giảm tỷ trọng nguồn cung nhập khẩu từ khu vực nhiệt đới, tăng tỷ trọng từ các nguồn cung rủi ro thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ và các hiệp hội gỗ cần đưa ra các cơ chế và thông điệp khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Điều này không những giúp ngành giảm rủi ro trong khâu sử dụng nguồn nguyên liệu mà có ý nghĩa trực tiếp đối với hàng triệu nông hộ trồng rừng hiện nay.

Theo Trần Ngọc/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.