ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam đứng đầu thị trường xuất khẩu của Trung Quốc: Đáng mừng hay đáng lo?

Việt Nam vừa được thống kê là thị trường xuất khẩu đứng đầu của Trung Quốc, chiếm tới 29% kim ngạch xuất khẩu nước này trong 9 tháng đầu năm 2020.

17/10/2020 15:37

Những lý do được đưa ra là do Trung Quốc đã thay đổi trong chuỗi cung ứng mà cụ thể là làn sóng dịch chuyển các nhà máy Trung Quốc tại Hoa Kỳ sang Việt Nam đã khiến cho xuất khẩu linh kiện của Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh.

 

Trước diễn biến trên, ThS Nguyễn Bình Minh, Phó trưởng khoa Thương mại điện tử, Đại học Thương mại đã có phân tích những lợi thế cũng như nguy cơ hàng hóa cũng như nền sản xuất trong nước có thể phải đối diện.

Trước hết vị chuyên gia khẳng định, Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc cũng không quá ngạc nhiên, do từ trước tới nay Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu các loại thành phẩm và  nguyên liệu.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, ảnh hưởng của dịch bệnh, sản xuất trong nước đình trệ, chuỗi cung ứng nguyên liệu, hàng hóa bị đứt đoạn, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu đi các nước bị giảm sút nghiêm trọng. Thị trường Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là điều cần phải được phân tích kỹ.

Những lý do như Trung Quốc thay đổi chuỗi cung ứng, chuyển nhà máy từ Mỹ sang Việt Nam khiến nhu cầu nhập khẩu linh kiện tăng lên cũng có thể hiểu được, tuy nhiên, điều ThS Nguyễn Bình Minh lo ngại hơn là những chiêu trò lách luật, gian lận thương mại để "rửa nguồn" xuất xứ hàng hóa, mượn thị trường Việt Nam xuất khẩu đi các nước nhằm lách luật quốc tế. Nếu chuyện này xảy ra, Việt Nam sẽ trở thành người bị vạ lây.

Vị chuyên gia cho rằng, đây có thể chính là nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng hàng hóa Việt Nam liên tục "dính đòn" phòng vệ thương mại từ Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều quốc gia khác trong thời gian gần đây mà Việt Nam phải hết sức thận trọng.

Bằng chứng từ thống kê của WTO mới đây cho biết, tính đến hết tháng 9 năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD.

Đáng lưu ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang tăng nhanh trong thời gian qua. Nếu như cả năm 2019 chỉ ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới thì trong 9 tháng đầu năm 2020 số lượng vụ việc tăng gấp đôi (32 vụ việc), trung bình 8 ngày 1 vụ việc.

Thống kê cũng cho thấy, đa số hàng hóa bị điều tra phòng vệ thương mại là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất...

"Thực trạng trên khiến chúng ta thật sự lo ngại, bởi trong các quy định luôn có những điểm giao thoa khó rạch ròi, nếu bị lợi dụng việc làm sai vẫn sẽ xảy ra.

Tôi lấy ví dụ với quy định về tỉ lệ nội địa hóa để được gọi là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, với quy định này, nhà sản xuất muốn có được tỉ lệ phần trăm sản phẩm nội địa theo ý muốn chỉ cần tăng tỉ lệ gia công một vài linh kiện, phụ kiện là đạt tỉ lệ theo yêu cầu.

Tuy nhiên, thực tế, linh kiện, nguyên liệu hoàn toàn được nhập khẩu từ nước họ và Việt Nam chỉ là bãi đáp hoàn thiện lắp ráp, hợp thức hóa nhãn mác, nguồn gốc cho sản phẩm để xuất đi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thương hiệu, chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm hàng hóa trong nước khi xuất đi các nước. Một khi uy tín, chất lượng hàng hóa bị nghi ngờ, thị trường xuất khẩu sẽ bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm sút, nền kinh tế cũng bị đe dọa.

Vì thế, Việt Nam cần siết chặt các quy định, tránh tình trạng chuyển đổi công nghệ hình thức, coi Việt Nam là trạm lánh nạn", vị chuyên gia cảnh báo.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng cho rằng cần phải thận trọng với xu hướng dịch chuyển chuỗi dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vào Việt Nam từ việc nhân danh chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Việc này đòi hỏi cơ quan quản lý phải nâng cao trình độ quản lý cũng như kiên quyết, quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết từ chối các dự án công nghệ lạc hậu, bắt tay làm liều.

Về phía doanh nghiệp, ThS Nguyễn Bình Minh cho hay, sự xuất hiện thêm một nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ làm sân chơi trong nước bị thu hẹp lại, chật chội hơn, cạnh tranh nhiều hơn cũng khó khăn hơn.

Những vấn đề doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh không chỉ có thị trường mà còn phải chịu áp lực không nhỏ về nguồn nhân lực, giá thành sản phẩm... Vì thế, ngoài việc chờ đợi vào những giải pháp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp phải thay đổi, tự nâng cao sức sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh để nâng cao sức phòng vệ cho chính sản phẩm của doanh nghiệp khi phải đối diện với những đối thủ cạnh tranh vừa mạnh, vừa lắm chiêu trò.

Bên cạnh những nguy cơ, vị chuyên gia cũng cho biết xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp nước ngoài ít nhiều sẽ tạo ra những cơ hội, nếu doanh nghiệp trong nước nắm bắt tốt chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn.

"Nếu việc chuyển đổi các nhà máy là một cuộc chuyển đổi công nghệ mới, hiện đại thì đây sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp trong nước được tiếp cận với những dây chuyền công nghệ mới, tiến tới từng bước làm chủ những công nghệ hiện đại này.

Hơn nữa, khi chuyển đổi cơ cấu, nhà đầu tư có xu hướng mở rộng sản xuất sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, từ đó giúp lao động nâng cao tay nghề, gia tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu, uy tín cũng như tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trong nước với các quốc gia trên thế giới.

Đó sẽ là những lợi thế có thể phát triển tốt nếu chúng ta có được cơ chế quản lý tốt, chặt chẽ và doanh nghiệp có ý thức để vươn lên", vị chuyên gia cho hay.

Theo Lam Lam/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

14:00 , 18/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, quý 1 năm 2024, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của tỉnh tương đối ổn định. Tổng giá trị xuất khẩu chính ngạch đạt hơn 11,6 triệu USD; giá trị xuất khẩu tiểu ngạch đạt 12,3 triệu USD.

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

10:43 , 18/04/2024

Trước yêu cầu đòi hỏi cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngày 3/5/2019, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định số 1622 cho phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa. Ngày 30/6/2019, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá lần thứ I, nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã được tổ chức, đặt nền móng cho quá trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội.

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

08:14 , 18/04/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn có hiệu lực, đến nay Ban đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

07:59 , 18/04/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6 năm nay như dự kiến.

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

18:55 , 17/04/2024

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ.

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.