ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dân số vùng ĐBSCL gần như tăng trưởng 0% - tỷ lệ di dân cao

Ngày 14/12, tại Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2020.

14/12/2020 12:41

Báo cáo lần đầu tiên được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam được nghiên cứu trên phạm vi vùng kinh tế đầu tiên trong cả nước và ĐBSCL được chọn như là một sự điển hình về tính liên kết, sự nhất quán để hướng đến hình thành một thiết chế vùng kinh tế trong tương lai.  Đây là công trình nghiên cứu hợp tác bởi VCCI và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright sau hơn 1 năm thực hiện.

ĐBSCL đang đối mặt với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

Trong thập niên qua, ĐBSCL đứng trước những thách thức lớn do tác động của biến đổi khí hậu như: hạn mặn, sạt lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Cùng với đó là các vấn đề: chất lượng tăng trưởng giảm sút, lực lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, cấu trúc kinh tế chưa thực sự ổn định, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, năng suất lao động thấp, tình trạng di dân gia tăng. Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL.

Trong khi đó, quan điểm khi nhìn nhận về ĐBSCL luôn gắn liền với những cụm từ trù phú, lợi thế tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, nguồn lao động dồi dào nhưng thực tế quá trình phát triển trong hơn 2 thập niên qua cho thấy không phải là như thế. Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở mặc dù được đầu tư nhưng còn quá nhiều điểm nghẽn, nhất là giao thông kết nối. Thiếu quy hoạch đồng bộ và Logistics yếu kém dẫn đến sự gia tăng chi phí trong các khâu của chuỗi giá trị sản xuất, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế toàn vùng.

Ngoài ra, chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL không theo kịp các vùng miền khác, tỷ lệ bỏ học cao và trình độ học vấn của người dân thấp. Lợi thế địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu ôn hòa đã không còn do tác động từ thiên tai và con người tạo ra. Những thế mạnh về cải cách, cải thiện công tác điều hành kinh tế địa phương đang mất dần so với các vùng kinh tế khác. Những thách thức và hạn chế đang đẩy vùng ĐBSCL vào tình thế nan giải.

Một vấn đề đặt ra là vai trò kinh tế của ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước. Đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 thập kỷ qua giảm mạnh. Nếu so với TP.HCM thì vào năm 1990, GDP của TP. HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì 2 thập niên sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược.

 Ở một góc nhìn khác, tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn TP.HCM và Đông Nam Bộ là do ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, vì vậy phải tập trung vào nông nghiệp và sản xuất lúa gạo và kết quả là chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.

Trong 10 năm qua tỷ lệ tăng dân số ĐBSCL gần như 0%

Di dân là câu chuyện nhức nhối của ĐBSCL, tình trạng di cư của người dân đồng bằng về TP. HCM và miền Đông Nam Bộ đáng báo động. Báo cáo Kinh tế Thường niên đưa ra số liệu mà nhiều người nhìn vào cũng phải giật mình khi số lượng di cư khỏi ĐBSCL trong thập niên vừa qua gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong Vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả Vùng. Trong khi đó, tỷ lệ nhập cư thấp nhất, vì vậy, vùng ĐBSCL là vùng duy duy nhất có tỷ lệ tăng dân số là 0,0% trong giai đoạn 2009 – 2019.

Một số liệu đáng quan tâm là cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL trong thập niên 2010 – 2019 chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ ở ĐBSCL. Tỷ trọng khu vực I đã giảm từ 39,6% trong năm 2010 xuống chỉ còn 28,3% trong năm 2019, nhanh hơn hẳn tốc độ dịch chuyển cơ cấu trong hai thập niên trước đó.

Tương tự như vậy, cơ cấu công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ cũng đang thay đổi mạnh mẽ, hội tụ ngày càng gần hơn so với cơ cấu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, dư địa chuyển đổi cơ cấu không phải là vô hạn. Với đặc điểm tự nhiên vốn có, không thể và không nên yêu cầu ĐBSCL có cơ cấu kinh tế tương tự như cả nước.

ĐBSCL công nghiệp phụ thuộc vào thu hút đầu tư khu vực FDI

Điểm yếu của ĐBSCL là năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của khu vực FDI, đây chính là mấu chốt mà công nghiệp chưa thực sự bức phá. Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của vùng ĐBSCL là chế biến thủy hải sản lại có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn và nhiều yếu tố khác khiến công nghiệp ĐBSCL khó phát triển.

Không thể một vùng kinh tế với nhiều tiềm năng và đóng góp lớn như ĐBSCL cứ mãi manh mún và thiếu động lực phát triển như hiện nay, các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong các lĩnh vực thể chế, chính sách, kinh tế, xã hội, quy hoạch, môi trường, giao thông.

Báo cáo đã đúc kết thành tựu trong một thập niên qua và nêu bật những hạn chế trong quá trình phát triển, đồng thời phác họa những cơ hội và thách thức đang và sẽ diễn ra đối với ĐBSCL.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBSCL thấp hơn so với mức trung bình cả nước

Một trong những điểm nổi bật của ĐBSCL trong 2 thập niên trở lại đây đó là kết quả giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của Chính phủ ở ĐBSCL đã giảm từ mức 36,9% vào năm 1998 xuống chỉ còn 12,6% vào năm 2010 và 5,2% vào năm 2016, và tỷ lệ này tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016-2019. Tỷ lệ nghèo của vùng luôn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước đã chứng tỏ lợi ích của tăng trưởng được chia sẻ rộng rãi, người nghèo cũng được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng.

Công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên vùng ĐBSCL gồm 5 chương, trong đó tập trung vào các vấn đề then chốt như: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam; Nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế ĐBSCL; Năng lực cạnh tranh của ĐBSCL dựa trên phân tích tiềm năng điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của địa phương, của các cụm ngành thế mạnh và tiềm năng của Vùng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng và logistics.

Từ những phân tích trên, Báo cáo tập trung bàn luận về những hạn chế còn tồn tại, xác định các thách thức, cản trở sự phát triển của vùng, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách để tiếp cận trong thời gian tới.

Theo Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

Nông Cống: Gần 5.000 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng Nông thôn mới

22:26 , 24/04/2024

Sau gần 2 năm thực hiện Công văn số 436 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống về vận động Nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đến nay việc hiến đất mở rộng đường giao thông trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

18:24 , 24/04/2024

Khoảng 21h ngày 23/4/2024, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân xuất hiện mưa đá kèm theo gió mạnh. Trận mưa lớn xảy ra ban đêm, không gây thiệt hại về người song gây thiệt hại một số diện tích hoa màu của người dân.

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

18:41 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

13:23 , 23/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.