Tăng cường xử lý nợ đọng Bảo hiểm xã hội
(TTV) - Tính đến hết tháng 11/2020, tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thanh Hóa tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm 2019. Ngành Bảo hiểm xã hội đang tích cực triển khai các giải pháp xử lý nợ.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh Hóa là 1 trong 25 tỉnh có tỷ lệ nợ đọng Bảo hiểm xã hội cao so với bình quân của cả nước. Tính đến ngày 1/12/2020, toàn tỉnh có 1.419 doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên với số tiền nợ là 335 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nên một số doanh nghiệp được tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định, nhiều doanh nghiệp khác gặp khó khăn do không bán được hàng hóa để tồn kho, thiếu nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nợ lớn, thời gian nợ kéo dài vẫn chây ì, chưa có biện pháp trả các khoản nợp, điển hình như: Công ty CP xây dựng Hancorp 2 nợ 33,5 tỷ đồng, Công ty TNHH TS Vi Na Yên Định nợ 18,5 tỷ đồng, Công ty May Vạn Hà nợ 14,3 tỷ đồng, Công ty cổ phần Licogi 15 Bỉm sơn nợ 9,8 tỷ đồng, Công ty Cổ phần sản xuất & thương mại Ba Lan, Bỉm Sơn nợ 7,8 tỷ đồng.
Ngoài các biện pháp đôn đốc nợ đọng Bảo hiểm xã hội, ngành Bảo hiểm xã hội đang tích cực phối hợp với các ngành và các địa phương đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử phạt các đơn vị nợ quá hạn, đồng thời lập hồ sơ một số doanh nghiệp nợ lớn có hành vi gian lận Bảo hiểm xã hội, đóng Bảo hiểm xã hội đề nghị cơ quan công an khởi tố theo quy định.
Theo bản tin 18h30/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Xuất nhập khẩu sang Châu Âu và Châu Mỹ tăng mạnh
Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ năm 2024 chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2023.
Giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế. Đó là những yêu cầu Cục Thuế Thanh Hóa đặt ra tại hội nghị triển khai giải pháp kết nối tự động thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng kết nối với cơ quan thuế trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Kết nối thông tin, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cùng với tập trung sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Thanh Hóa rất chú trọng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ, kết nối giao thương, hợp tác đầu tư. Theo các doanh nghiệp, đây là cơ hội tốt để tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Thạch Thành: Hiệu quả mô hình tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản
Thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây, nhiều hội viên nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã liên kết thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản. Tham gia vào tổ, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi liên kết giá trị, đem lại thu nhập cao.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp hơn 24.700 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
Từ nguồn thuế giá trị gia tăng từ nhập khẩu dầu thô và các thuế khác, năm 2024, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đóng góp ngân sách hơn 996 triệu USD, tương đương hơn 24.700 tỷ đồng.
Việt Nam đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics
Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi có thể tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực logistics; trong đó, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ là nhân tố chiến lược để có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế nói chung, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số
Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.