Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp
(TTV)- Những năm gần đây, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Thanh Hóa đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, điều đó đã chứng minh những nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thì kết quả đạt được chưa tương xứng, một số chỉ số thành phần còn ở mức thấp; việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh không ổn định. Trong bối cảnh tất cả các tỉnh, thành trên cả nước đều nỗ lực cao, cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, Thanh Hóa cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện chỉ số PCI năm 2021 và các năm tiếp theo.
Năm 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa đạt 63,91 điểm, đứng thứ 28 cả nước và thuộc nhóm khá. Mặc dù đây là năm tỉnh đạt được điểm số khá cao, nhưng mức độ cải thiện lại chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, bởi trên thực tế, thứ hạng trên dù tăng 3 bậc so với năm 2016 nhưng đã tụt 4 bậc so với năm 2019.
![]() |
Có 7/10 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2019, gồm: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai,chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Các chỉ số còn lại vẫn ở mức độ khiêm tốn và tụt về điểm số so với những năm trước.
![]() |
Để cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp điểm, từ đó nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa kỳ vọng tỉnh tiếp tục tập trung cải thiện chỉ số về tính minh bạch, tính năng động và đào tạo lao động; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường.
![]() |
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Thanh Hóa cho rằng, năng động, sáng tạo chính là chìa khóa để mở ra những không gian cải cách mạnh mẽ hơn. Điều này không giới hạn trong một lĩnh vực, một công đoạn nào mà là toàn bộ quá trình điều hành và đồng hành với doanh nghiệp. Từ đó, thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả, tạo áp lực thực thi cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh ở cấp sở, huyện, thị thành phố, cấp xã và từng công chức cũng rất quan trọng.
![]() |
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là nhiệm vụ quan trọng liên quan đến đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa tin tưởng, kỳ vọng, chính quyền các cấp trên địa bàn sẽ tiếp tục có nhiều nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm trong điều hành kinh tế, phấn đấu đưa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thanh Hóa quay trở lại tốp 10 cả nước.
![]() |
Theo Hồng Ngọc - Linh Sơn - Minh Quang/Thời sự tối 24/5/2021
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm sữa
Quý 1 năm 2025, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện 674 vụ vi phạm mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cũng chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực Thực hiện cao điểm chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với hàng hoá là sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng.

Nhiều giải pháp để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp tối ưu để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường sự ủng hộ của họ đối với việc nâng hạng thị trường.

Cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục thặng dư
Số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính cho thấy, trong 4 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 276 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả phản ánh sự hồi phục tích cực và bền vững của hoạt động thương mại quốc tế, trong bối cảnh nhiều thị trường lớn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

4 tháng năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 944 nghìn tỷ đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 944 nghìn tỷ đồng, bằng 48 % dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như thu nội địa ước đạt 168 nghìn tỷ đồng.

Chủ động phòng chống nắng, nóng cho đàn gia súc gia cầm
Hiện nay, tại Thanh Hóa, nắng nóng bắt đầu gay gắt. Để hạn chế ảnh hưởng đến chăn nuôi, trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi đang tăng cường thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng chống nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80 - 100 triệu 1ha.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, xuất khẩu tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực lớn của các doanh doanh nghiệp.

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.