ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hải quan thúc đẩy thực hiện cải cách, tạo thuận lợi thương mại

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tích cực triển khai và có những cải cách mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cho người dân và doanh nghiệp.

07/12/2021 14:13

 

Xây dựng mô hình hải quan thông minh, nâng cao năng lực quản lý hải quan
Xây dựng mô hình hải quan thông minh, nâng cao năng lực quản lý hải quan

Kiến trúc tổng thể hướng tới hải quan thông minh

Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan luôn đẩy mạnh phát triển, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), góp phần quan trọng vào công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế.

Đến nay, CNTT đã được ứng dụng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ của cơ quan hải quan, góp phần đơn giản hóa quy trình, thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp (DN); 100% các cục hải quan và chi cục hải quan đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thu nộp ngân sách có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, gần 90% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Trong những tháng đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai và có những cải cách mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT, tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cho người dân và DN. Trong đó, phải kể đến một số nội dung nổi bật sau đây:

Tổng cục Hải quan đã phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới hải quan số. Theo đó, sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan và chất lượng phục vụ người dân, DN; hướng tới hải quan số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, DN làm trung tâm; tạo nền tảng cho cơ quan hải quan cũng như ngành tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại.

Kiến trúc này cho phép Tổng cục Hải quan dùng lại các nền tảng của Bộ Tài chính; thể hiện rõ quan điểm chú trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trên cơ sở phân tích chiến lược phát triển cơ quan hải quan hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin và hiện trạng CNTT.

Kiến trúc tổng thể hướng tới hải quan số là cơ sở để xây dựng hệ thống CNTT của cơ quan hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới hải quan số và đáp ứng yêu cầu quản lý DN, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, DN thông qua cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việc xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT của ngành hải quan giai đoạn 2021-2025 sẽ nâng cao mức độ tự động hóa, góp phần thúc đẩy cải cách hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong giai đoạn 2021-2025.

Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số. Đây là cơ sở để Tổng cục Hải quan thực hiện thủ tục thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số. Mục tiêu là thuê dịch vụ đồng bộ phần mềm, phần cứng đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Hệ thống CNTT mới phải ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh; quản lý toàn diện DN, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh từ khâu đầu đến khâu cuối; sẵn sàng kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, DN và các bên liên quan phục vụ quản lý Nhà nước về hải quan.

Việc triển khai thành công thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số là một trong những động lực quan trọng đối với xây dựng mô hình quản lý hải quan thông minh.

Tăng diện "phủ sóng" dịch vụ công trực tuyến

Để đa dạng hóa hình thức phục vụ trong bối cảnh mới, hải quan tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời phối hợp với các bên liên quan để tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của ngành hải quan lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tổng cục Hải quan đã cập nhật, sửa đổi, bổ sung và cung cấp mới dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 22 thủ tục hành chính. Đến hết tháng 11/2021, ngành hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 215/237 thủ tục hành chính, chiếm 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện. Trong đó, có 209 thủ tục đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỉ lệ 88%).

Theo kế hoạch năm 2021, ngành hải quan sẽ tiếp tục tích hợp 26 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cập nhật 26/26 dịch vụ công trực tuyến trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đang phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính-Văn phòng Chính phủ và Cục Tin học và thống kê tài chính-Bộ Tài chính thực hiện tích hợp kỹ thuật và kiểm thử.

Dự kiến trong quý IV/2021 sẽ hoàn tất tích hợp tất cả 26 dịch vụ công trực tuyến này lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Như vậy, dự kiến đến hết năm 2021, tổng số dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia là 98.

Song song với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Chính phủ giao, có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đến ngày 30/11/2021, cơ chế một cửa quốc gia đã có 235 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với trên 4,5 triệu bộ hồ sơ của hơn 51.000 DN. Sau khoảng 6 năm đi vào vận hành chính thức (từ 2014-2021), đến tháng 10/2021, số bộ, ngành kết nối cơ chế một cửa quốc gia đã tăng gấp 4 lần.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đang nỗ lực phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để triển khai kết nối trao đổi tờ khai hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung của ASEAN, dự kiến Việt Nam sẽ hoàn thành giai đoạn kết nối thử nghiệm và kết nối chính thức trong năm 2021. Tiếp sau đó sẽ chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

23:51 , 27/03/2024

Hiện nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chứng nhận 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu với diện tích 300 ha. Trong đó có 24 mã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 15 mã sang thị trường Malaysia và 2 mã vùng nội địa.

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

23:24 , 27/03/2024

Qua đánh giá nhiều vụ sản xuất cho thấy, cây bí xanh khá phù hợp với điều kiện canh tác tại một số địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Do đó, thời gian qua, một số địa phương đã định hướng mở rộng diện tích trồng bí xanh.

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

23:20 , 27/03/2024

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đến trung tuần tháng 3 năm 2024, toàn tỉnh vẫn còn một số tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển hơn 10 ngày.

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

23:14 , 27/03/2024

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng hơn 46.900 ha cây trồng các loại. Để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

21:05 , 27/03/2024

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đang là giải pháp quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, kêu gọi đầu tư, thu hút ngày càng nhiều dự án vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

20:32 , 27/03/2024

Mới đây, tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình: "Quản lý chuột hại bằng bả trộn sẵn Hicate 0.08AB" trên ruộng lúa vụ xuân năm 2024.

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

18:10 , 27/03/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 64 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định và 3 Quỹ tín dụng nhân dân đang trong diện kiểm soát đặc biệt, bình quân mỗi quỹ có trên 1.800 thành viên tham gia.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

07:25 , 27/03/2024

Tỷ lệ hội viên nông dân chiếm 90% so với số lao động nông, lâm nghiệp nên trong những năm qua, hội nông dân huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, nhiều hộ đã biết khai thác thác tiềm năng đất đồi rừng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

07:11 , 27/03/2024

Thị trường vật liệu xây dựng sản xuất, tiêu thụ sụt giảm. Dự báo đến giữa năm 2024, thị trường vật liệu xây dựng mới có triển vọng phục hồi.

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

07:02 , 27/03/2024

Theo thông tin từ tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có 5 nhóm hàng xuất khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp đạt tỷ đô la đó là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, gạo và rau quả.