ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đề xuất nâng mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

17/05/2022 11:00

 

Đề xuất nâng mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
Đề xuất nâng mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nâng mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cho phù hợp với kinh phí để khôi phục sản xuất hiện nay (1,25 - 2 lần hiện tại); phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để có mức hỗ trợ phù hợp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mức hỗ trợ quy định từ năm 2017, trong khi giá thị trường hiện nay đã biến đổi rất nhiều, do vậy mức hỗ trợ trong nghị định là thấp và không phù hợp với thời điểm hiện tại. Nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hình thức nuôi chưa được quy định trong Nghị định dẫn đến khó khăn trong công tác hỗ trợ khôi phục sản xuất.

Mức hỗ trợ với dịch bệnh là cố định trong khi giá thị trường luôn biến động gây khó khăn khi xảy ra dịch do nếu mức hỗ trợ cao hơn so với giá thị trường có thể xuất hiện tình trạng người chăn nuôi không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch làm dịch bệnh lây lan để nhận hỗ trợ; nếu mức hỗ trợ quá thấp so với giá thị trường có thể xảy ra tình trạng giấu dịch, bán chạy gia súc, gia cầm bệnh làm lây lan dịch.

Nâng mức hỗ trợ lên 1,25 - 2 lần hiện tại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 1,25 - 2 lần hiện tại. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ đối với cây lúa: Diện tích lúa thuần: Sau gieo trồng từ 1 đến 10 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha. Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha. Sau gieo cấy trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.

Diện tích lúa lai: Sau gieo trồng từ 1 đến 10 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha. Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha. Sau gieo trồng trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha. Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

Cây hàng năm khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.

Đối với cây trồng lâu năm, vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha. Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh, vườn cây đầu dòng ở giai đoạn được khai thác vật liệu nhân giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha. Cây giống trong giai đoạn vườn ươm được nhân giống từ nguồn vật liệu khai thác từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 50.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.

Hỗ trợ đối với cây trồng lâm nghiệp được đề xuất như sau: Diện tích cây rừng chưa đến tuổi khai thác, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha. Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 50.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 25.000.000 đồng/ha.

Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản: Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha. Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 18.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng/ha. Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/ha.

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha. Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 50.000.000 - 65.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 40.000.000 - 45.000.000 đồng/ha…

Hỗ trợ đối với sản xuất muối: Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70% hỗ trợ 3.000.000 đồng /ha; thiệt hại từ 30% – 70% hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha.

Hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định này được xem xét hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách về thuế và các chính sách khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

08:45 , 16/09/2024

Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt  hơn

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

08:35 , 16/09/2024

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

08:32 , 16/09/2024

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

08:27 , 16/09/2024

Đến nay, Thanh Hóa có khoảng 200 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất hàng dệt may, da giày, với tổng vốn đăng ký trên 36.000 tỉ đồng. Đã có 143 cơ sở dệt may, da giày đi vào hoạt động sản xuất, gồm: 116 nhà máy may với công suất khoảng 610 triệu sản phẩm/năm, 27 nhà máy giày với công suất 275 triệu sản phẩm/năm.

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

10:27 , 15/09/2024

Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

09:45 , 15/09/2024

Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.

Hoàn thiện các chính sách tài chính xanh ở Việt Nam

Hoàn thiện các chính sách tài chính xanh ở Việt Nam

09:09 , 15/09/2024

Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách hướng nguồn vốn vào năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh. Tại Việt Nam, các chính sách tài chính xanh đang được hoàn thiện, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm thiểu khí thải các-bon.

Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa, bão

Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa, bão

08:59 , 15/09/2024

Do ảnh hưởng của mưa, bão, môi trường bị ô nhiễm dễ phát sinh và phát tán dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để hạn chế dịch lây lan, bùng phát dịch bệnh, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng

Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng

08:41 , 15/09/2024

Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

08:36 , 15/09/2024

Tại Công điện số 95 ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: