Thanh Hóa chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm
(TTV) - Thanh Hóa có tổng đàn gia cầm khoảng 23 triệu con. Với tổng đàn lớn, địa bàn rộng và phức tạp, hình thức chăn nuôi đa dạng nên nguy cơ bùng phát và lây lan dịch cúm gia cầm rất cao. Do vậy, ngành chức năng và người chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động trong phòng, chống dịch bệnh.
![]() |
Anh Phạm Văn Quyền, xóm Chỏng, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh nuôi 700 con gà thương phẩm. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa số gà này sẽ xuất bán nên việc phòng chống dịch cúm gia cầm được gia đình anh thực hiện nghiêm ngặt hơn. Hàng tuần, anh đều vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, đồng thời tuân thủ chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gà. Anh Phạm Văn Quyền, xóm Chỏng, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết khi nghe trên xã báo có thuốc phòng dịch cúm gia cầm, anh cũng đã chủ động lên trên xã lấy thuốc dịch cúm về để tiêm phòng, ngoài tiêm phòng anh còn cho nó uống thêm các thuốc ở nhà.
![]() |
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, dịch cúm gia cầm có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm, có thể lây sang người như: A/H5N1, A/H5N6, A/H7N9, A/H5N8... . Bệnh cúm gia cầm lây lan qua nhiều con đường như vận chuyển gia cầm, di cư của chim hoang dã. Đặc biệt, từ kết quả giám sát trong năm 2022, tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn thủy cầm của tỉnh rất cao, lên tới trên 5,25%, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát.
![]() |
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nguy cơ bùng phát trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm năm 2022; triển khai công tác tiêm phòng; thực hiện tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh. Ngành nông nghiệp Thanh Hóa cũng đã phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố để giám sát, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển, buôn bán và nhập giống gia cầm vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, vận chuyển con giống gia cầm và sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc xuất xứ, nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh.
![]() |
Ông Đoàn Đình Tùng, Chủ tịch UBND xã Quảng Định, huyện Quảng Xương cho biết: Đối với những hộ chăn nuôi, địa phương cũng đã hỗ trợ vắc-xin H5N6 đối với đàn gia cầm bằng ngân sách hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân trong công tác phát triển chăn nuôi. Thứ hai là tuyên truyền chỉ đạo cho bà con nông dân thực hiện tốt các khâu phòng chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi tránh thiệt thòi cho bà con nông dân.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Khang, huyện Nông Cống cũng cho biết: Xã đã khuyến cáo các hộ phải phun tiêu độc khử trùng trước khi vào trang trại mới, bầy đàn mới, đảm bảo công tác tiêm phòng, nếu không sử dụng các biện pháp như trên, nguy cơ dịch bệnh nó sẽ diến biến hết sức phức tạp đến đàn gia cầm. Một là các bầy đàn sẽ bị chết, nếu H5N8 còn ảnh hưởng đến con người nữa, nên hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng.
![]() |
Hiện nay, một số tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Vĩnh Phúc… đã có dịch cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6. Tại Thanh Hóa dù chưa có ổ dịch phát sinh, nhưng ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương không lơ là, chủ quan, tiếp tục hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Khi tái đàn, tăng đàn phải thông báo, cam kết với chính quyền địa phương, sử dụng con giống có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm dịch./.
Lan Hương – Tuấn Anh – Lê Quang /Bản tin Thanh Hóa ngày mới 22.5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.