Đường dây nóng: 0237 3721150

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn

(TTV) - Hiện nay, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tiếp cận nhiều hơn với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, nếu so với dân số ở khu vực này, thì tỷ lệ người dân sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt vẫn còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, cần có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước mở rộng độ bao phủ của phương thức thanh toán này tại khu vực nông thôn.

22/05/2022 08:52

 

anh Trần Minh Hoàng (áo đỏ), xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương thanh toán tiền qua thẻ ATM.
Anh Trần Minh Hoàng (áo đỏ), xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương đã sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ qua máy POS, hoặc thanh toán theo hình thức chuyển khoản qua điện thoại di động.

Cầm theo chiếc thẻ ATM, anh Trần Minh Hoàng, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương  vào siêu thị ở khu vực thị trấn để mua hàng hóa mà không cần phải mang theo tiền mặt. Theo anh Hoàng, trước đây chiếc thẻ được anh sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt, nhưng gần đây, anh đã sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ qua máy POS, hoặc thanh toán theo hình thức chuyển khoản qua điện thoại di động. Anh Trần Minh Hoàng, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Ngày nay công nghệ thay đổi, chỉ cần dùng thẻ thanh toán quốc tế thanh toán rất tiện lợi, giảm bớt công đoạn rất nhiều, cảm thấy rất tiện ích cho cuộc sống khi mình đi mua sắm.

Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy: tại khu vực nông thôn, có gần 90% người dân sử dụng điện thoại di động, 70% sở hữu điện thoại thông minh. Đây chính là căn cứ để phổ cập dịch vụ tài chính di động về nông thôn. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, điểm chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn còn hạn chế. Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn khá phổ biến đối với người dân. Bên cạnh đó, người dân còn có tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán điện tử, ngân hàng. Tâm lý sợ rủi ro, không an toàn trong sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng tác động tới hành vi thanh toán của người dân.

Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, các ngân hàng, tổ chức thanh toán trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn về các hình thức thanh toán; đa dạng hóa và gia tăng tiện ích các dịch vụ thanh toán đảm bảo an toàn, nhanh chóng, bảo mật thông tin.

Tại Agribank Chi nhánh Nam Thanh Hóa, chương trình dành cho các cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn được cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng. Với hạn mức này, người dân nông thôn có thể thanh toán các dịch vụ chi trả tiền điện, nước, cước viễn thông, mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, mua sắm vật tư cho sản xuất…Đây là giải pháp vừa góp phần hạn chế tình trạng "tín dụng đen", vừa tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chị Hoàng Thị Yến, xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trước đây việc mua sắm thanh toán điện nước gặp khó khăn do phải thanh toán trực tiếp, nhiều khi phải đi chặng đường dài mới thanh toán được, nhưng hiện nay tôi đã sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thì rất thuận tiện, ở nhà hoặc bất cứ đâu đều có thể thanh toán mua sắm, tiền điện nước, hoặc học hành cho con cái”.

Ông Trịnh Quốc Vinh, Giám đốc Agribank Nam Thanh Hóa chi nhánh Nông Cống
Ông Trịnh Quốc Vinh, Giám đốc Agribank Nam Thanh Hóa chi nhánh Nông Cống

Ông Trịnh Quốc Vinh, Giám đốc Agribank Nam Thanh Hóa chi nhánh Nông Cống cũng cho biết: Đơn vị chi nhánh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt  thông qua hình thức phát hành internetbanking, ngân hàng tự động, phát hành thẻ ATM và POS tại tất cả các xã, thị trấn; đơn vị đã đưa ra nhiều giải pháp như đấu mối với cơ quan chính quyền địa phương,cán bộ công nhân để phát hành thẻ qua dịch vụ banking. Tới đây đơn vị sẽ tiếp tục triểnkhai nhiều chương trình, sản phẩm khác liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu: 80% người dân khu vực nông thôn từ 15 tuổi trở lên có tài khoản; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm. Với các giải pháp đồng bộ về hạ tầng, phát triển đa dạng các hình thức thanh toán, đẩy mạnh tuyên truyền các tiện ích từ dịch vụ ngân hàng điện tử,..sẽ thúc đẩy nhanh và mở rộng hơn độ bao phủ tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đạt mục tiêu đã đề ra./.

Hồng Ngọc - Thanh Tùng/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 22.5


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

08:33 , 02/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững

09:27 , 01/07/2025

Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng

09:23 , 01/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

09:20 , 01/07/2025

Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

09:18 , 01/07/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

09:16 , 01/07/2025

Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

09:11 , 01/07/2025

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

09:10 , 01/07/2025

Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

15:18 , 30/06/2025

6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

06:37 , 30/06/2025

Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.