ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xuất nhập khẩu năm 2022 sẽ cán đích 700 tỉ USD

15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt, các FTA thế hệ mới sẽ tạo bước đột phá về thương mại, mang về thặng dư thương mại lớn trong năm 2022, tạo đà cho tăng trưởng cả giai đoạn 2022-2023.

18/05/2022 11:05

 

Dự báo xuất khẩu nhiều mặt hàng tiếp tục “bùng nổ” trong năm 2022. Ảnh: Tr.X
Dự báo xuất khẩu nhiều mặt hàng tiếp tục “bùng nổ” trong năm 2022. Ảnh: Tr.X

"Bùng nổ" giá trị XK nhờ tác động từ các FTA thế hệ mới

Trong 4 tháng đầu năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn phục hồi mạnh mẽ: Tổng giá trị kim ngạch XK 4 tháng đầu năm 2022 đạt 122,4 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả nêu trên không chỉ thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống, đặc biệt là của các doanh nghiệp (DN) đã biến thách thức thành cơ hội; khả năng chống chịu của các DN, tính linh hoạt, tìm tòi, sáng tạo của các doanh nhân, doanh nghiệp (DN), mà còn cho thấy “sức mạnh” của các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA) và mới đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (có hiệu lực thi hành từ 1.1.2022).

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), các FTA thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP…, đã hỗ trợ ngành chế biến gỗ Việt Nam đẩy mạnh XK ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia không có hiệp định. Kết quả cho thấy, trong thời gian qua, các mặt hàng nội thất bằng gỗ XK đều tăng mạnh, dẫn đầu là nội thất phòng khách, phòng ăn, tiếp theo là nội thất phòng ngủ.

Qua kết quả khảo sát tại 100 thị trường của Trung tâm Nghiên cứu công nghiệp Italy (CSIL), năm 2022, thị trường đồ gỗ toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4%.

Theo bà Nguyễn Hà - Chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2022, XK cá ngừ của Việt Nam đã đạt hơn 259 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch COVID-19. Đây là kết quả XK cá ngừ cao nhất so với cùng kỳ trong 5 năm qua.

Sự tăng trưởng rất ấn tượng của XK cá ngừ trong những tháng đầu năm nay một phần rất lớn nhờ ảnh hưởng tích cực của các FTA, trong đó, EVFTA đã hỗ trợ đưa kim ngạch XK cá ngừ sang EU trong quý I/2022 đạt gần 38 triệu USD, tăng tới 33% so với cùng kỳ năm trước.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), các FTA chính là chất xúc tác đẩy thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước phát triển mạnh mẽ.

"Cùng với nỗ lực của DN cũng như cơ hội mà các FTA mang lại, XNK năm 2022 sẽ "bùng nổ" và có thể lập kỷ lục mới 750 tỉ USD" - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nói.

Nhiều cơ hội mà FTA mang lại chưa được tận dụng hết

Theo các chuyên gia kinh tế, cơ hội mà các FTA mang lại cho DN là rất lớn. Tuy nhiên, do một số hạn chế, các DN chưa tận dụng hết cơ các hội này. Trong đó, năng lực tự chủ về logistics được coi là "nút thắt" lớn nhất.

"Việt Nam cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, xây dựng được đội tàu siêu trường, siêu trọng cùng với hạ tầng logistics hiện đại để đáp ứng nhu cầu XNK, không phụ thuộc vào đội tàu của các DN ngoại như hiện nay" - Chủ tịch JCI Việt Nam Vũ Tuấn Anh khẳng định.

Còn theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) khẳng định: Để tận dụng lợi thế mà các FTA mang lại, các DN phải hiểu rõ hiệp định có thể mang lại thuận lợi gì trong lĩnh vực của mình, cho những mặt hàng của mình. Qua đó, doanh nghiệp có thể thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên liệu, đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa và được hưởng mức thuế ưu đãi mà FTA mang lại. 

Thực tế cho thấy, phần lớn các FTA chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm các dòng thuế, tuy nhiên không ít đối tác sau đó vẫn có xu hướng bảo hộ thông qua việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật mới, những yêu cầu khắt khe khác (ví dụ vấn đề lao động, bảo vệ môi trường, yêu cầu xuất xứ hàng hóa, nguyên liệu đầu vào…). Điều này dẫn đến, dù hàng rào thuế quan giảm xuống nhưng hàng rào phi thuế quan lại gia tăng, khiến nhiều DN Việt Nam gặp vướng mắc, nếu không cải thiện các mô hình kinh doanh, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ, tái sắp xếp chuỗi cung ứng đầu vào thì vẫn không đủ điều kiện để thâm nhập vào các thị trường mới.

* Nhờ "cú hích" của các FTA, trong 4 tháng đầu năm 2022 có 23 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỉ USD, chiếm 90,1% tổng kim ngạch XK. Trong đó, XK hàng thủy sản tăng rất cao 46,8% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sơ bộ đạt 3,6 tỉ USD; dệt may tăng 22,2%, đạt 11,8 tỉ USD; điện thoại và linh kiện tăng 13,7%, đạt giá trị XK 20,7 tỉ USD; giày dép tăng 12,2%, đạt 7,3 tỉ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 12,1%, đạt 13,7 tỉ USD; sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện tăng 11,2%, đạt 17,7 tỉ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 8,3%, đạt 3,8 tỉ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,7%, đạt 5,6 tỉ USD.

Trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản XK, cà phê tăng cao nhất 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỉ USD; thủy sản tăng 46,8%, đạt 3,6 tỉ USD; hạt tiêu tăng 28%, đạt 362 triệu USD; caosu tăng 9,3%, đạt 857 triệu USD.

* Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm gia nhập WTO đã đàm phán, ký kết được 15 FTA. Theo Bộ Công Thương, sau 3 năm thực hiện CPTPP và hơn 1 năm thực hiện EVFTA đã có những tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là từ những thị trường mà Việt Nam chưa từng ký FTA. Nhờ CPTPP, xuất khẩu hàng hóa sang Canada, Mexico và Peru có mức tăng trưởng từ 25-30%/năm. 

* Bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại (VASEP): Thuận lợi của RCEP mang lại chính là nguồn nguyên liệu vì thực tế, hiện nay nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu hải sản có đến 40-50% là nhập khẩu từ nước ngoài. Đó là cơ hội cho các DN hải sản để tận dụng và phát huy hết công suất chế biến và đem lại công ăn việc làm cho công nhân. 

Phong Nguyễn/Báo Lao Động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

Gió mạnh kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn tại huyện Thọ Xuân

18:24 , 24/04/2024

Khoảng 21h ngày 23/4/2024, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân xuất hiện mưa đá kèm theo gió mạnh. Trận mưa lớn xảy ra ban đêm, không gây thiệt hại về người song gây thiệt hại một số diện tích hoa màu của người dân.

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế

18:41 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

Mở hướng phát triển cho ngành nghề truyền thống

13:23 , 23/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đơn hàng tăng, doanh nghiệp may đẩy mạnh sản xuất

Đơn hàng tăng, doanh nghiệp may đẩy mạnh sản xuất

12:51 , 23/04/2024

Vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng, sản xuất cầm chừng vào năm 2023, đến nay nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đã ký kết được nhiều đơn hàng mới. Trong đó có doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm phát triển kinh tế

Đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm phát triển kinh tế

09:07 , 23/04/2024

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã được người dân tích cực tham gia và có bước phát triển mạnh mẽ. Việc trồng rừng đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, miền núi; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Lãi suất huy động của các ngân hàng tăng trở lại

Lãi suất huy động của các ngân hàng tăng trở lại

08:30 , 23/04/2024

Kể từ đầu tháng 4/2024, một loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Đặc biệt là lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản gặp khó do chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản gặp khó do chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline

08:28 , 23/04/2024

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp đang xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đang vấp phải khó khăn liên quan đến chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline trong thủy sản.

Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI

Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI

08:25 , 23/04/2024

Thực tế cho thấy, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi gặt hái được kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tăng trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế trầm lắng, cũng như sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt.