Xế hộp EU, Mỹ, Nhật khó về Việt Nam vì đại dịch Covid-19
Nhiều đối tác xuất ô tô vào Việt Nam suy giảm xe nhập do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Một số doanh nghiệp khó nhập nên chủ động giãn, hủy đơn hàng tương lai với đối tác
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Trí, hầu hết các đầu mối nhập xe từ EU, Nhật, Mỹ đều giảm mạnh lượng nhập, thậm chí có nơi dừng ký hợp đồng cung cấp xe mới trong quý 2/2020 do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đại lý, nhà cung ứng dừng hoạt động.

Nhấn để phóng to ảnh
Các loại xế hộp của EU, Nhật, Mỹ bắt đầu khó nhập về Việt Nam do dịch Covid-19 khiến nhiều đại lý phân phối đóng của cùng các nhà máy sản xuất xe
Đại diện một doanh nghiệp xe hơi nhập phía Bắc cho biết, nhiều mẫu xe sang hiện vẫn nhập về theo đơn hàng từ cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Tuy nhiên, thời điểm tháng 3, lượng xe nhập đã ít đi do các bên không duy trì được hợp đồng do điều kiện bất khả kháng.
"Dù nguồn cung thiếu, song khách mua xe vẫn còn để bán bởi doanh số các tháng trước kia không cao. Nhiều đại lý có thể còn hàng đến tháng 4 hoặc tháng 6. Hệ thống còn hàng đến tháng 8 hoặc tháng 9 để phục vụ người dân. Nếu tổng cầu tiếp tục suy giảm, doanh số âm, chắc chắn các mẫu xe sẽ phải giảm giá để giảm thiệt hại", đại diện doanh nghiệp cung ứng xe của Đức cho hay.
Thực tế, các doanh nghiệp phân phối xe đang chịu rà soát quyết liệt từ các nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu.
Các tàu hàng không đủ lượng, khó có thể duy trì hải trình, giao xe cho khách hàng được, buộc phải hủy đơn hàng.
"Trong hợp đồng giữa các đối tác với nhau, điều khoản miễn trừ trong giao nhận vận tải và thương mại quốc tế có điều kiện bất khả kháng là dịch bệnh trở thành đại dịch, cấm biên và xung đột chính trị. Các hãng cung ứng có quyền gia hạn thời gian giao hàng hoặc từ chối giao hàng, họ sẽ có đơn phúc đáp cho doanh nghiệp và yêu cầu giao từ một đối tác khác ngoài vùng dịch, xung đột", đại diện doanh nghiệp phân phối xe của Mỹ cho hay.
Lý thuyết việc giao hàng có thể bù bằng thay thế đối tác trong cùng hệ thống, chuỗi sản xuất. Ví dụ, hãng xe nhập của Mỹ, sẽ thay thế bằng liên doanh lắp ráp xe đó tại Thái Lan hoặc Ấn Độ.
Tuy nhiên, hiện Covid-19 đang diễn ra ở khắp các nền kinh tế, trung tâm sản xuất và lắp ráp xe lớn của thế giới, việc kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa đang được nhiều nước áp dụng.
Trong khi đó, thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu xe cũng đang phải vật lộn với bài toán chi phí và doanh số. Nếu tiếp tục nhập xe về mà không bán được, phải giảm giá sẽ khiến khó càng thêm khó.
Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi, đối diện với tổng cầu suy giảm, việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, các liên doanh đều chấp nhận việc gia hạn thời gian giao hàng với các đối tác.
Nhiệm vụ trọng tâm thời điểm này là tập trung giảm giá xe hơi bằng các chiêu thức khác nhau. Đây là biện pháp duy nhất để bảo toàn vốn mà hạn chế rủi ro dịch bệnh mang lại.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết 2 tháng, lượng xe từ Đức, Anh, Nhật, Mỹ, Hàn, Trung Quốc đều giảm mạnh ở Việt Nam.
Nhật, nước cung cấp nhiều loại xe chuyên dụng cho Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2020 chỉ xuất vào Việt Nam hơn 243 chiếc xe, suy giảm 64% so với cùng kỳ năm trước.
Xe Đức cũng về Việt Nam chỉ 130 chiếc, suy giảm hơn 240 chiếc, tương ứng giảm lượng 65%; xe Mỹ chỉ nhập được 81 chiếc về Việt Nam, giảm hơn 270 chiếc, giảm 77% so với cùng kỳ năm trước; xe Hàn chỉ nhập về được hơn 23 chiếc, suy giảm hơn 63% so với cùng kỳ năm trước...
Riêng xe Trung Quốc, 2 tháng qua chỉ nhập về hơn 256 chiếc, suy giảm gần 170 chiếc, tương ứng suy giảm 40%.
An Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10% từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Theo đó, các ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường triển vọng
Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa đối diện với nhiều khó khăn, nhất là trước làn sóng thuế quan đang lan rộng trên toàn cầu. Để giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan, gia tăng các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.

Từ 1/7, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Kể từ ngày 1/7/2025, khi thực hiện kê khai thuế, người nộp thuế sẽ ghi số định danh cá nhân vào chỉ tiêu "Mã số thuế" trên các hồ sơ, chứng từ như tờ khai thuế, giấy nộp tiền, hóa đơn, hồ sơ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và các loại giấy tờ có yêu cầu kê khai mã số thuế.

Bộ Tài chính rà soát, đơn giản thủ tục hành chính
6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã rà soát và bãi bỏ 31 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 73 thủ tục hành chính; công bố mới 12 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý. Các nỗ lực này nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khuyến mại tập trung để kích cầu tiêu dùng
Với mục tiêu kích cầu tiêu dùng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, Bộ Công thương đã phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 từ ngày 14/6 đến 14/7 trên toàn quốc. Hưởng ứng chương trình này, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh số kinh doanh.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON95-III lên sát 21.300 đồng/lít
Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm trong Tháng cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường
Sau một tháng thực hiện cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (từ 15/5 đến 15/6), lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 3.800 vụ việc, phát hiện và xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bảo vệ người tiêu dùng
Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, việc truy xuất nguồn gốc đã trở thành "giấy thông hành" không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao uy tín doanh nghiệp, từng bước lành mạnh hóa môi trường kinh doanh và xuất khẩu bền vững.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt mốc 10 triệu tài khoản
Lần đầu tiên trong lịch sử, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã vượt mốc 10 triệu, đánh dấu cột mốc phát triển mới cho thị trường tài chính quốc gia.

Bán lẻ hàng hoá tiếp tục tăng trưởng mạnh sau 5 tháng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng tăng 9,7% so với cùng kỳ, cho thấy bán lẻ hàng hoá tiếp tục có sự chuyển động tích cực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.