3 lĩnh vực khoa học đột phá

23:26 - 26/01/2020

2020 có thể là năm bước ngoặt của nghiên cứu khoa học và đây là 3 chủ đề ảnh hưởng sâu sắc trong thập kỷ tiếp theo của loài người.

 

2020 là năm chứng kiến nhiều bước đột phá của khoa học. Ảnh: Siliconrepublic.
2020 là năm chứng kiến nhiều bước đột phá của khoa học. Ảnh: Siliconrepublic.

Chứng kiến những thay đổi

Nhiều người còn đang ngỡ ngàng về con số 2020, thậm chí nghĩ rằng năm 2020 nghe có vẻ là tương lai xa, nhưng sự thật là chúng ta chuẩn bị bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21.

Chính trị đang đi theo những hướng không thể đoán trước và ngày càng trở nên khó hiểu, thế giới khoa học công nghệ dường như cũng đang phản ánh chính con đường này.

Một mặt, chúng ta có công nghệ trong tay cung cấp các công cụ giao tiếp mà con người từng mơ ước từ vài thập kỷ trước. Nhưng mặt khác, nhu cầu vô hạn của chúng ta đối với vật liệu để chế tạo các thiết bị này đã khiến hành tinh suy tàn. Vì thế, tương lai của thế giới đang phụ thuộc vào khoa học công nghệ. Chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi như thế nào trong tương lai gần?

Phản ứng tổng hợp hạt nhân

Một số người có thể làm ngơ trước lời khẳng định rằng phản ứng tổng hợp hạt nhân là một khả năng, chứ chưa phải là thứ nằm trong tầm tay của chúng ta. Mức chi phí lớn, nếu đạt được, chúng ta sẽ khai thác sức mạnh to lớn của mặt trời trong một lò phản ứng.

Thành tựu này sẽ cung cấp cho nhân loại một nguồn năng lượng sạch, rẻ, an toàn, vượt xa mọi thứ công nghệ tái tạo hiện tại. Tuy nhiên, đây không phải là một môn khoa học mới mà đã nổi tiếng cách đây hơn nửa thế kỷ.

Ngân hàng Đầu tư châu Âu chắc chắn không coi sự hợp nhất là một giấc mơ xa vời, gần đây họ đã bơm 250 triệu euro vào một lò phản ứng thử nghiệm đột phá sẽ được xây dựng tại Ý.

Tương tự, mới đây, Anh đã công bố kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu tổng hợp hạt nhân mới trị giá 22 triệu bảng. Sau đó, lò phản ứng thí nghiệm nhiệt điện hạt nhân quốc tế có trụ sở tại Pháp dự định bắt đầu chạy thử nghiệm vào năm 2025.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể đạt được sự kỳ vọng trong năm tới? Câu trả lời có lẽ là “Không”, nhưng chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của nó có thể xuất hiện.

Tính toán lượng tử

Google gần đây tuyên bố, họ đã đạt được “lượng tử tối cao” bằng cách hoàn thành một phép tính trong 3 phút và 20 giây mà một siêu máy tính truyền thống không thể hoàn thành trong vòng 10.000 năm.

Bỏ qua máy tính truyền thống, điện toán lượng tử được coi là có ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu như Internet khi nó xuất hiện lần đầu tiên. Tuy nhiên, trong khi IBM và những cá nhân khác đã bác bỏ tuyên bố của Google, cho rằng họ đang cường điệu, thì năm nay chúng ta chứng kiến một loạt các bước đột phá trong lĩnh vực này.

Dự kiến, vào tháng 7/2020, các nhà nghiên cứu từ Đại học Purdue và Đại học Rochester (Mỹ) sẽ trình diễn phương pháp chuyển tiếp thông tin của họ bằng cách chuyển trạng thái của các điện tử.

Trong khi đó, cũng tại nước Mỹ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Dartmouth và MIT sẽ tìm ra cách để làm cho các máy tính này trở nên yên tĩnh hơn, có thể làm cho tốc độ tính toán của chúng chính xác hơn.

Khí hậu

Nếu những gì Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định là đúng, chúng ta vẫn có hơn một thập kỷ để cứu hành tinh khỏi thảm họa khí hậu. Thô

Thông báo đáng báo động này vào năm ngoái không hẳn là chất xúc tác để các nhà nghiên cứu bắt đầu công việc nghiên cứu khí hậu một cách nghiêm túc, nhưng nó đã trở thành công cụ đẩy nhanh những khám phá mới.

Thập kỷ tiếp theo của nghiên cứu khí hậu sẽ được xác định theo 2 cách: Hiểu cách hành tinh của chúng ta thay đổi và ưu tiên của chúng ta là gì; Tìm cách thu nhỏ thiệt hại mà chúng ta đã gây ra.

Gần đây, chúng ta đã biết sản lượng lúa gạo có thể giảm gần một nửa do chất đất thay đổi mạnh mẽ bởi sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) đã trồng lúa trên “mảnh đất tương lai”, cấu tạo tương tự như trong một hành tinh có nhiều CO2. Kết quả vẫn chỉ dừng lại ở sự hy vọng, các giống lúa có thể chịu được những thay đổi khắc nghiệt.

Cũng có những tổ chức bảo vệ môi trường đang tìm cách cắt giảm mạnh khí thải từ các nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới. Tất nhiên, việc loại bỏ CO2 ra khỏi khí quyển là nhiệm vụ quá khó khăn và còn gây ra nhiều tranh cãi.

Ngay lúc này, có lẽ chúng ta nên tập trung vào việc giải quyết vấn đề khí thải đến từ đâu, và làm thế nào lấy lại những gì chúng ta đã mất. 2020 sẽ là một năm bị chi phối bởi những câu hỏi này.

Theo Ngọc Kiều/Báo Giáo dục&Thời đại
Livescience