Bất cập hạ tầng giao thông đường sắt

14:40 - 07/06/2018

(TTV)- Thời gian gần đây, hạ tầng đường sắt qua tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm, đầu tư, nhất là tại các vị trí đường ngang giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. Tuy nhiên, nhiều điểm hạ tầng giao thông vẫn còn những bất cập, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp chạy tàu và mất an toàn đường sắt.

Đèn tín hiệu đường ngang...Barie...gần như được lắp đặt đầy đủ tại đường ngang Giếng Tiên, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Thế nhưng, đường ngang này lại là một trong những điểm hạ tầng đang còn những bất cập và có nguy cơ cao mất an toàn đường sắt.


 

Đèn tín hiệu đường ngang...Barie...gần như được lắp đặt đầy đủ tại đường ngang

 

Giếng Tiên, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

Nguyên nhân, do đường ngang nằm ở vị trí đường cong, hai bên đường bộ bị nhà dân che khuất. Hơn thế, độ chênh lệch giữa đường bộ và đường sắt ở đây lại khá lớn, trên 66%. Vì vậy, các phương tiện đường bộ khi lưu thông xuống đường ngang gặp sự cố kỹ thuật đâm thẳng vào đường ngang.

 

Thế nhưng đường ngang này vẫn tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng do nằm ở vị trí đường cong, hai bên đường bộ bị nhà dân che khuất. 

 

Chị Trần Thị Dung- Nhân viên gác chắn Cung chắn thành phố Thanh Hóa, cho biết : "Năm 2015 có 1 vụ, năm 2016 1 xe taxi. Nguyên nhân đường bộ cũng khuất, đường sắt cũng khuất nên mỗi khi lên Ban chúng tôi phải căng thẳng đầu óc làm việc vì giải pháp khắc phục ở đây rất khó, chỉ có người làm ở đây chú trọng đến công tác an toàn".

Còn đây là đường ngang Km145 thuộc xã Hà Yên, huyện Hà Trung. Năm 2017, để khắc phục tình trạng đường bộ chênh cao gần 2m so với đường ray của đường sắt, công ty cổ phần quản lý đường sắt Thanh Hóa đã tiến hành hạ độ dốc và mở rộng đường ngang. Song, đến nay tầm nhìn và độ dốc tại đường ngang này vẫn còn hạn chế.

Đường ngang tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung. có tầm nhìn và độ dốc cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT.

Ông Lê Văn Thiên- Cán bộ kỹ thuật Đội quản lý đường sắt số 1 Bỉm Sơn:  "Có nhiều xe phương tiện không đảm bảo kỹ thuật, chết máy trôi ngược lại đường ngang. Nhân viên ngành đường sắt phải trực tiếp điều phối giao thông trên đường ngang nhiều lần rồi ".
Ông Lê Văn Thiên- Cán bộ kỹ thuật Đội quản lý đường sắt số 1 Bỉm Sơn: "Có nhiều xe phương tiện không đảm bảo kỹ thuật, chết máy trôi ngược lại đường ngang. Nhân viên ngành đường sắt phải trực tiếp điều phối giao thông trên đường ngang nhiều lần rồi".

Trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguyên nhân khách quan từ hạ tầng đường ngang còn bất cập. Thời gian qua, ngành đường sắt đã phối hợp với Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đầu tư kinh phí khắc phục tại những vị trí hạ tầng đường ngang còn bất cập.

Thời gian qua, ngành đường sắt đã phối hợp với Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đầu tư kinh phí khắc phục tại những vị trí hạ tầng đường ngang còn bất cập.

Tuy nhiên, trên 101 km đường sắt thống nhất qua tỉnh Thanh Hóa đang còn 7 đường ngang nằm tại vị trí đường cong bị che khuất tầm nhìn và sự chênh cao giữa đường bộ và đường sắt lớn. Hiện ngành đường sắt yêu cầu cán bộ, nhân viên gác chắn tại những vị trí này nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn. Về lâu dài ngành đường sắt cần nghiên cứu giải pháp khắc phục triệt để những bất cập hạ tầng tại những vị trí trên.

Về lâu dài ngành đường sắt cần nghiên cứu giải pháp khắc phục triệt để những bất cập hạ tầng tại những điểm giao cắt trên địa bàn tỉnh.

 Khánh Huyền- Văn Tráng