Các làng mật mía tất bật vào vụ Tết

05:22 - 21/01/2019

(TTV)- Mật mía là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều gia đình trong ngày Tết. Có nơi dùng mật mía chấm bánh chưng, có nơi dùng để nấu các món ăn hoặc làm các loại bánh… Để có đủ nguồn cung đáp ứng cho thị trường, ngay từ đầu tháng 12 âm lịch, các làng nghề nấu mật trên địa bàn tỉnh đã tất bật vào vụ.

Khoảng 2 tuần nay, không khí sản xuất mật mía ở xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân đã trở nên hết sức khẩn trương, tất bật.

Người thì ép… người thì đốt lửa… người hớt bọt… người rót mật… Mỗi người đều chuyên tâm với phần việc của mình, để kịp cho những đơn hàng từ khắp nơi đưa về…

Chị Phạm Thị Hồng- Xóm 7, xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân:  "Gia đình phải làm từ 6h sáng đến 9h đêm mới nghỉ. Gia đình cũng không thể làm đủ để cho dân tiêu thụ phải mượn thêm người làm mới đủ "
Chị Phạm Thị Hồng- Xóm 7, xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân: "Gia đình phải làm từ 6h sáng đến 9h đêm mới nghỉ. Gia đình cũng không thể làm đủ để cho dân tiêu thụ phải mượn thêm người làm mới đủ"

Theo người dân các vùng nấu mật, nhu cầu tiêu thụ mật mía trong dịp Tết đã tăng lên 5-7 lần so với những ngày thường. Để đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến nấu mật đều được người dân cẩn thận thực hiện. Việc nấu mật không có công thức chung mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nấu.

Ông Phan Thanh Lâm- Chủ tịch UBND xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc:  "Trên địa bàn xã có 16 cơ sở sản xuất mật mía. Trung bình một ngày sản lượng chế biến từ 50 – 60 tấn mía nguyên liệu, sản lượng mật mía ra lò từ 6 – 7 tấn mật mía. Đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các làng nghề và bà con nhân dân trong vùng "
Ông Phan Thanh Lâm- Chủ tịch UBND xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc: "Trên địa bàn xã có 16 cơ sở sản xuất mật mía. Trung bình một ngày sản lượng chế biến từ 50 – 60 tấn mía nguyên liệu, sản lượng mật mía ra lò từ 6 – 7 tấn mật mía. Đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các làng nghề và bà con nhân dân trong vùng"

Mật mía xứ Thanh từ lâu đã nổi tiếng bởi độ sánh mịn, đặc, thơm, có màu vàng đẹp.  Nhờ làm mật mía nên đời sống của nhiều gia đình đã trở nên khấm khá hơn.

Có những gia đình trừ chi phí, có thể thu lại lãi 30 - 40 triệu đồng cho mỗi vụ. Đây là nguồn động lực để những hộ tại các làng nấu mật mía truyền thống tiếp tục gắn bó, phát huy nghề cha ông để lại.

Hương Quỳnh – Lê Quang (B)