Cần siết chặt quản lý kinh doanh taxi thương quyền

21:14 - 19/04/2018

(TTV) - Hiện nay, Thanh Hóa đang có 18 đơn vị đang tham gia hoạt động kinh doanh vận tải taxi với trên 2.300 xe, trong đó có trên 90% là xe thương quyền. Sự phát triển quá nhanh về số lượng xe taxi thương quyền, trong khi công tác quản lý đối với dịch vụ này chưa chặt chẽ khiến các vi phạm taxi ngày càng phổ biến. Thực tế này đòi hỏi cơ quan chức năng cần có biện pháp đồng bộ siết chặt quản lý hình thức kinh doanh vận tải taxi thương quyền.

 

Cùng một hãng taxi nhưng mỗi xe một màu sơn, kiểu lôgô và chủng loại xe khác nhau. Bộ đàm duy trì thông tin liên lạc với tổng đài gần như không nghe phát tín hiệu. Phương tiện thì tùy tiện đậu đỗ gây cản trở giao thông... Đó là những lỗi vi phạm khá phổ biến của xe taxi hiện nay.

Cùng một hãng taxi nhưng mỗi xe một màu sơn, kiểu lôgô và chủng loại xe khác nhau. Bộ đàm duy trì thông tin liên lạc với tổng đài gần như không nghe phát tín hiệu. Phương tiện thì tùy tiện đậu đỗ gây cản trở giao thông... Đó là những lỗi vi phạm khá phổ biến của xe taxi hiện nay.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các đơn vị kinh doanh taxi đã lợi dụng các quy định trong Nghị định số 86 ngày 10/9/2014 của Chính phủ về "kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô" cho phép đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng với tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động để lách luật; kêu gọi các chủ phương tiện góp xe vào hãng hoạt động. Mục đích vừa đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh vận tải taxi; đồng thời thông qua hoạt động taxi để thu lợi nhuận từ việc bán thương quyền cho lái xe.

Ông Hồ Hữu Thiết - Giám đốc taxi Mai Linh Thanh Hóa: Phương tiện do xe của cá nhân góp vào nên không quản lý được, họ muốn đi thì đi, giá cước không lành mạnh, lúc cao lúc thấp. Đối tượng lái xe tuyển chọn không đảm bảo sức khỏe.

Ông Hồ Hữu Thiết - Giám đốc taxi Mai Linh Thanh Hóa: Phương tiện do xe của cá nhân góp vào nên không quản lý được, họ muốn đi thì đi, giá cước không lành mạnh, lúc cao lúc thấp. Đối tượng lái xe tuyển chọn không đảm bảo sức khỏe.

Để siết chặt quản lý đối với hoạt động taxi, từ năm 2016 đến nay, Sở Giao thông vận tải đã ngừng không cấp phép mới giấy phép kinh doanh hoạt động vận tải taxi cho đơn vị đăng ký. Tuy nhiên, việc chấn chỉnh, kiểm tra xử lý các hãng và xe vi phạm thu hồi phù hiệu taxi vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, khiến chất lượng phục vụ hoạt động này ngày càng đi xuống.

Trung tá Lê Xuân Tuân - Đội trưởng Đội CSGT Trật tự và cơ động Công an huyện Thọ Xuân: Đề nghị Sở GTVT trước khi cấp phép cho đơn vị taxi được phép hoạt động kinh doanh taxi cần kiểm đơn vị đó có đảm bảo các quy định hay không, tránh tình trạng một số đối tượng cộm cán tập hợp phương tiện đăng ký hoạt động taxi gây mất trật tự trong hoạt động này.

Trung tá Lê Xuân Tuân - Đội trưởng Đội CSGT Trật tự và cơ động Công an huyện Thọ Xuân: Đề nghị Sở GTVT trước khi cấp phép cho đơn vị taxi được phép hoạt động kinh doanh taxi cần kiểm đơn vị đó có đảm bảo các quy định hay không, tránh tình trạng một số đối tượng cộm cán tập hợp phương tiện đăng ký hoạt động taxi gây mất trật tự trong hoạt động này.

Việc góp xe, hợp tác kinh doanh vận tải theo hình thức thương quyền là xu hướng được pháp luật cho phép nhưng phải thực hiện đúng theo quy định. Do đó, để quản lý hoạt động vận tải taxi đi vào trật tự, nề nếp... Cơ quan chủ quản cấp phép hoạt động kinh doanh taxi cần có sự vào cuộc phối hợp đồng bộ cùng CSGT và thanh tra giao thông kịp thời chấn chỉnh, kiểm tra, phát hiện thu hồi phù hiệu đối với những đơn vị, lái xe vi phạm, nhằm siết chặt quản lý kinh doanh vận tải khách bằng taxi. Qua đó, từng bước dần loại bỏ những đơn vị kinh doanh và lái xe thương quyền vi phạm không thực hiện quy định điều kiện kinh doanh hoạt động taxi./.

Khánh Huyền - Đức Anh