Can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

21:09 - 17/04/2019

(TTV) - Tự kỷ là một loại rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ. Những rối loạn này gây ra khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi ở những mức độ khác nhau. Tự kỷ gây nhiều khó khăn cho người mắc và gia đình trong cuộc sống cũng như kinh tế. Do vậy, v iệc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển theo hướng dễ hòa nhập và thích nghi với cuộc sống thuận lợi hơn.

 

Nhận biết rõ và đọc tên các con vật trong tranh chính xác, biết giao tiếp với các bạn, biết đọc thơ,kể chuyện, hát… là những điều mà mọi trẻ 4 tuổi bình thường có thể thực hiện dễ dàng. Nhưng với Nhật Anh và bố mẹ của em lại là những điều kì diệu. Nhật Anh được phát hiện mắc bệnh tự kỷ năm 2 tuổi. Thời gian đầu em không có phản ứng khi có người gọi, giao tiếp mắt rất kém, không chơi với các bạn, đến trường thì chỉ khóc và la lối.

giai đoạn từ 1,5 đến 3 tuổi được xem là “cơ hội vàng” để can thiệp đối với trẻ tự kỷ
Giai đoạn từ 1,5 đến 3 tuổi được xem là “cơ hội vàng” để can thiệp đối với trẻ tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng chậm phát triển nhiều mặt trong đó có ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi và các rối loạn về mặt giác quan. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1,5 đến 3 tuổi được xem là “cơ hội vàng” để can thiệp đối với trẻ tự kỷ. Nếu được phát hiện sớm, các biện pháp can thiệp sẽ giúp trẻ ổn định tâm lý, hạn chế những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. 

Tiến sĩ Trần Văn Công - Chủ nhiêm bộ môn lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đặc điểm của trẻ tự kỷ không phải là não bộ không học được, không có khả năng học mà vì đứa trẻ hạn chế tương tác. Không tương tác càng lâu thì càng ngày trẻ càng khác biệt và kém hơn với những trẻ khác. Cho nên việc tìm ra vấn đề của trẻ từ rất sớm và đưa đi can thiệp từ rất sớm là một chìa khóa và cách thức duy nhất cho đến bây giờ để thay đổi cuộc đời đứa trẻ
Tiến sĩ Trần Văn Công - Chủ nhiêm bộ môn lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đặc điểm của trẻ tự kỷ không phải là não bộ không học được, không có khả năng học mà vì đứa trẻ hạn chế tương tác. Không tương tác càng lâu thì càng ngày trẻ càng khác biệt và kém hơn với những trẻ khác. Cho nên việc tìm ra vấn đề của trẻ từ rất sớm và đưa đi can thiệp từ rất sớm là một chìa khóa và cách thức duy nhất cho đến bây giờ để thay đổi cuộc đời đứa trẻ

Hiện nay, việc giáo dục trẻ tự kỷ thường chỉ thực hiện ở những trường, trung tâm chuyên biệt tại các thành phố lớn, và thường là gánh nặng kinh tế đối với các gia đình. Tại các cơ sở giáo dục công lập, vấn đề giáo dục cho trẻ tự kỷ vẫn còn nhiều khoảng trống.

Bà Lê Thị Mai - Chuyên viên phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn: <em>Khó khăn nhất trong việc giáo dục trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục hiện nay của chúng tôi, chúng tôi chưa có giáo viên dạy chuyên biệt cho đối tượng trẻ bị tự kỷ. Về cơ sở vật chất chưa có trung tâm, chưa có lớp đặc thù nào dành riêng cho học sinh bị tự kỷ</em>
Bà Lê Thị Mai - Chuyên viên phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn: Khó khăn nhất trong việc giáo dục trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục hiện nay của chúng tôi, chúng tôi chưa có giáo viên dạy chuyên biệt cho đối tượng trẻ bị tự kỷ. Về cơ sở vật chất hiện nay chúng tôi chưa có trung tâm, chưa có lớp đặc thù nào dành riêng cho học sinh bị tự kỷ

Thanh Hóa hiện có khoảng 2000 trẻ tự kỷ và con số này vẫn tiếp tục tăng. Do tính chất phức tạp và những ảnh hưởng của bệnh tự kỷ nên ngoài sự nỗ lực của gia đình, cần sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng trong việc tạo cơ hội hỗ trợ phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống giúp trẻ tự kỷ thực sự có cơ hội hòa nhập, phát triển các khả năng có ích cho xã hội. 

Kim Dung – Văn Lộc