Cẩn trọng với mối nguy hiểm từ cây xanh đô thị

18:22 - 23/02/2021

(TTV) - Hiện tượng cây xanh ở đô thị gãy đổ gây thiệt hại về người và tài sản là chuyện không hiếm gặp. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho người dân, đòi hỏi cơ quan chức năng cần thường xuyên rà soát hệ thống cây để loại bỏ những yếu tố mất an toàn.

 

Đây là hình ảnh cây phượng đã bị mục gốc mà phóng viên Thời sự ghi nhận vào chiều ngày 18/2 tại vỉa hè khuôn viên Thiếu nhi, đường Lê Hoàn, thành phố Thanh Hóa. Theo phản ánh của người dân, gốc cây phượng này đã mục từ lâu.
Đây là hình ảnh cây phượng đã bị mục gốc mà phóng viên Thời sự ghi nhận vào chiều ngày 18/2 tại vỉa hè khuôn viên Thiếu nhi, đường Lê Hoàn, thành phố Thanh Hóa. Theo phản ánh của người dân, gốc cây phượng này đã mục từ lâu.

Còn dọc tuyến vỉa hè này, nhiều cây khác cũng có tình trạng mục rỗng bên trong thân, cây bị nghiêng đổ có thể bật gốc bất cứ lúc nào. Sau khi có phản ánh từ người dân, lực lượng chức năng mới chỉ chặt hạ cây phượng, còn các cây khác thì vẫn nguyên hiện trạng.

Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện có khoảng hơn 37.000 cây xanh đô thị. Hàng năm trước mùa mưa bão, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa đều rà soát, cắt tỉa hệ thống cây xanh. Khi phát hiện cây có nguy cơ gãy đổ công ty phải đề xuất và được UBND thành phố Thanh Hóa cho phép thì mới có thể đánh chuyển, chặt hạ hoặc thay thế.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều cây nhìn bề ngoài rất bình thường, nhưng bên trong đã mục rỗng, khó phát hiện bằng cảm quan. Không ít cây bị xâm hại, bị chặt rễ do các hoạt động cải tạo hạ tầng, khiến rễ cây bị không phát triển được... Để đánh giá mức độ nguy hiểm của cây xanh, phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn mới có thể phát hiện nhanh và sớm nhất những cây bị sâu bệnh để xử lý, đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo Bản tin 18h30/TTV