Chủ động phòng bệnh lùn sọc đen phương Nam trên lúa

18:47 - 16/04/2018

(TTV) - Hiện nay, các trà lúa xuân đang trong giai đoạn đứng cái làm đòng hoặc chuẩn bị trỗ. Đây cũng là thời điểm cây lúa dễ ảnh hưởng các loại sâu bệnh như đạo ôn lá, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, rày và đặc biệt là bệnh lùn sọc đen phương Nam, nhất là những diện tích đã từng bị nhiễm bệnh trong vụ trước. Do vậy công tác chủ động phòng bệnh đang được các địa phương chú trọng.

 

Cán bộ HTX Nông nghiệp xã Hoằng Quỳ tăng cường công tác kiểm tra, thăm đồng, chủ động phòng trừ sâu bệnh.
Cán bộ HTX Nông nghiệp xã Hoằng Quỳ tăng cường công tác kiểm tra, thăm đồng, chủ động phòng trừ sâu bệnh.

Vụ mùa năm 2017, trên 40ha trồng lúa giống của HTX dịch vụ nông nghiệp Hoằng Quỳ đã không được thu hoạch do bệnh lùn sọc đen phương Nam gây hại. Mặc dù, việc xử lý các mầm bệnh ngay sau đó đã được thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, thế nhưng trước cảnh báo của bệnh lùn sọc đen phương Nam trong năm 2018, nên hiện nay xã Hoằng Quỳ đang tăng cường công tác kiểm tra, thăm đồng, chủ động phòng trừ sâu bệnh.

Ông Đoàn Văn Cảnh - Chủ tịch UBND xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa:  Để đảm bảo lúa phát triển, chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ  diện tích lúa giống và tất cả các xứ đồng, hướng dẫn bà con nhằm  xử lý phòng trừ kịp thời.

Ông Đoàn Văn Cảnh - Chủ tịch UBND xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa: Để đảm bảo lúa phát triển, chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diện tích lúa giống và tất cả các xứ đồng, hướng dẫn bà con nhằm xử lý phòng trừ kịp thời.

Tại huyện Thạch Thành, nơi từng bị  bệnh lùn sọc đen gây hại trên một số diện tích lúa, ngành nông nghiệp huyện đã tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn bà con các biện pháp phòng  trừ sâu bệnh, trong đó đặc biệt chú trọng phát hiện phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam.

Ông Lưu Trọng Sen - Thôn Phú An, xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành: Phải kiểm tra sớm để phòng trừ còn kiểm soát được, chứ nếu để lớn thì sẽ rất khó khăn cho phun phòng.

Ông Lưu Trọng Sen - Thôn Phú An, xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành: Phải kiểm tra sớm để phòng trừ còn kiểm soát được, chứ nếu để lớn thì sẽ rất khó khăn cho phun phòng.

Năm 2017, hơn 400 ha lúa mùa năm 2017 tại các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Bá Thước, Hoàng Hóa và thành phố Sầm Sơn đã bị thiệt hại do bệnh lùn sọc đen phương Nam. Đây sẽ là những vùng có nguy cơ tái phát loại sâu bệnh này.

Bà Đỗ Thị Phiến - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành:  Thời điểm hiện nay thời tiết rất khó lường, do vậy huyện vẫn tăng cường sự phối hợp giữa các ngành BVTV, khuyến nông, cùng các xã bám sát đồng ruộng, đặc biệt là các điểm dễ xảy ra dịch bệnh.

Bà Đỗ Thị Phiến - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành: Thời điểm hiện nay thời tiết rất khó lường, do vậy huyện vẫn tăng cường sự phối hợp giữa các ngành BVTV, khuyến nông, cùng các xã bám sát đồng ruộng, đặc biệt là các điểm dễ xảy ra dịch bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lùn sọc đen trên lúa là vi rut và rày lưng trắng. Do vậy cần phát hiện sớm rày lưng trắng có vi rút gây bệnh. Nếu mật độ rày là  20 con/ 1m2 vẫn được coi là ngưỡng an toàn để phun phòng chống cháy rầy, nhưng nếu rầy mang vi rút lùn sọc đen chỉ cần 5-6 con/ 1m2 đã có thể gây hại. Do vậy cần phải thường xuyên thu thập mẫu rầy, mẫu lúa, giám định vi rut để có biện pháp phòng trừ kịp thời./.

Thanh Tâm - Thanh Văn