Chủ động phòng chống bệnh chân tay miệng ở các trường học mầm non

02:14 - 13/10/2018

(TTV) - Bệnh tay - chân - miệng đang tiếp tục có diễn biến phức tạp và được dự báo có thể bùng phát thành dịch. Do vậy, công tác phòng chống dịch bệnh được các trường học quan tâm chú trọng, đặc biệt là các trường mầm non.

 

Một vài tuần trở lại đây, các cô giáo Trường mầm non Điện Biên, Phường Điện Biên, TP.Thanh Hóa có thêm một công việc vào giờ đón trẻ buổi  sáng, đó là kiểm tra nhanh các bé có dấu hiệu của bệnh tay, chân, miệng như sốt, xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân, hay không? Ngoài ra, để chủ động phòng chống dịch bệnh, nhà trường đã phun thuốc diệt muỗi, tăng số lần vệ sinh trường lớp từ hai đến ba lần trong tuần, vệ sinh khử trùng đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng hóa chất CloraminB, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Bà Hoàng Thị Kim Nhung  - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Điện Biên, TP. Thanh Hóa: Đến thời điểm này nhà trường chưa ghi nhận trường hợp trẻ nào bị tay – chân - miệng kể ở trường hay tại nhà. Chúng tôi còn thường xuyên nhắn tin cho phụ huynh trên hệ thống Vnedu, về các biểu hiện, dấu hiệu trẻ mắc bệnh để nếu trường hợp trẻ mắc bệnh sẽ phối hợp để đưa đến TTYT gần nhất.

Bà Hoàng Thị Kim Nhung - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Điện Biên, TP. Thanh Hóa: Đến thời điểm này nhà trường chưa ghi nhận trường hợp trẻ nào bị tay – chân - miệng kể ở trường hay tại nhà. Chúng tôi còn thường xuyên nhắn tin cho phụ huynh trên hệ thống Vnedu, về các biểu hiện, dấu hiệu trẻ mắc bệnh để nếu trường hợp trẻ mắc bệnh sẽ phối hợp để đưa đến TTYT gần nhất.

Hiện, Thành phố Thanh Hóa có 57 trường mầm non công lập và tư thục với khoảng 22 nghìn trẻ. Đây là nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao. Do vậy, thời điểm này,  bên cạnh việc đề cao cảnh giác về nguy cơ lây nhiễm thì các nhà trường còn chú trọng đến chất lượng bữa ăn cho các em nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ phòng tránh được những căn bệnh lây nhiễm.

Bà Lê Thị Phương - Hiệu Trưởng trường Mầm non Đông Thọ A, TP. Thanh Hóa: Trường mầm non còn phối hợp chặt chẽ với trạm y tế phường, Trung tâm y tế dự phòng chủ động triển khai và thực hiện phòng chống dịch bệnh, phun thuốc..cố gắng tại nhà trường không để xảy ra trường hợp trẻ bị tay – chân - miệng.

Bà Lê Thị Phương - Hiệu Trưởng trường Mầm non Đông Thọ A, TP. Thanh Hóa: Trường mầm non còn phối hợp chặt chẽ với trạm y tế phường, Trung tâm y tế dự phòng chủ động triển khai và thực hiện phòng chống dịch bệnh, phun thuốc..cố gắng tại nhà trường không để xảy ra trường hợp trẻ bị tay – chân - miệng.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan. Vì thế, trong mùa dịch, các nhà trường cần tiếp tục tăng cường phối hợp với phụ huynh, quan tâm trẻ hàng ngày để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh.

Phối hợp với các cơ sở y tế kịp thời cách ly, theo dõi, chăm sóc trẻ, không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà bởi có thể gây biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời vệ sinh môi trường sạch sẽ, kịp thời phát hiện, dập tắt, không để dịch lây lan trên diện rộng./.

Mai Phương – Thanh Tùng