Chùa Am Các được các nhà khảo cổ học định niên đại cách đây 6 thế kỷ

17:32 - 16/12/2018

(TTV) - Sáng nay 16/12, Trường Đại học Văn hóa thể thao và du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh Thành thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học địa điểm chùa Am Các, huyện Tĩnh Gia. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục di sản văn hóa, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

Chùa Am Các tọa lạc trên sườn phía Đông gần đỉnh cao nhất của núi Các, thuộc xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia. Di tích được xếp hạng cấp tỉnh năm 2013.

Chùa Am Các tọa lạc trên sườn phía Đông gần đỉnh cao nhất của núi Các, thuộc xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia. Chùa có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo mới được xây dựng như: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Thượng, phủ Ngọc Sơn cùng với những địa điểm có di tích, di vật liên quan đến tôn giáo gồm: Khe Mõ và mõ đá, tảng đá có khắc hình tượng Phật hay khu di tích sản xuất gạch ngói...đã và đang trở thành một điểm hành hương về cõi Phật của du khách bốn phương
Chùa Am Các có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo mới được xây dựng như: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Thượng, phủ Ngọc Sơn cùng với những địa điểm có di tích, di vật liên quan đến tôn giáo gồm: Khe Mõ và mõ đá, tảng đá có khắc hình tượng Phật hay khu di tích sản xuất gạch ngói...đã và đang trở thành một điểm hành hương về cõi Phật của du khách bốn phương

 

Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát các năm 2013 và 2017, Viện nghiên cứu Kinh Thành phối hợp với Trường Đại học VH, TT&DL, các ban ngành thuộc Sở VH,TT&DL tiến hành mở 4 hố khai quật và 2 hố thám sát với tổng diện tích hơn 540 m2.
Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát các năm 2013 và 2017, Viện nghiên cứu Kinh Thành phối hợp với Trường Đại học VH, TT&DL, các ban ngành thuộc Sở VH,TT&DL tiến hành mở 4 hố khai quật và 2 hố thám sát với tổng diện tích hơn 540 m2.

 

Theo đó, các hố được mở tại khu vực phiến đá khắc hình tượng Phật; bên phải chùa Hạ, sát tường bó sân chùa; khu vực lò nung gạch ngói, kế bên phải đường từ chùa Hạ lên chùa Trung  và tại khu vực chùa Trung.
Theo đó, các hố được mở tại khu vực phiến đá khắc hình tượng Phật; bên phải chùa Hạ, sát tường bó sân chùa; khu vực lò nung gạch ngói, kế bên phải đường từ chùa Hạ lên chùa Trung và tại khu vực chùa Trung.

 

Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu ban đầu cho thấy chùa Am Các là một quần thể di tích có thể được hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo từ thế kỷ 10.
Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu ban đầu cho thấy chùa Am Các là một quần thể di tích có thể được hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo từ thế kỷ 10.
Với 10 di tích kiến trúc, xưởng sản xuất gạch ngói tại chỗ và hàng nghìn di vật là bằng chứng chân thực để định niên đại địa điểm chùa Am Các từ thời Trần, thế kỷ 14 đến thời Lê Trung hưng, thế kỷ 18. 

 

Kết quả khai quật sẽ là cơ sở quan trọng để bảo tồn, phục dựng lại không gian văn hóa tâm linh, sưu tầm hiện vật phục vụ trưng bày Bảo tàng, đồng thời góp phần tuyên truyền quảng bá giá trị văn hóa cũng như việc giáo dục nhân dân địa phương trong việc quản lý, bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của chùa Am Các.

Cẩm Thơ – Văn Lộc