Đẩy mạnh công tác xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất trường học

21:55 - 18/04/2018

(TTV) - Cơ sở vật chất trường học vốn là một trong những rào cản lớn nhất của ngành giáo dục trong nỗ lực xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mới. Vậy nhưng, rảo cản ấy đã được một số địa phương tập trung tháo gỡ bằng cách khai thác quỹ đất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất trường học.

<p style= &quot;text-align: justify; &quot;><span style= &quot;font-size:16px; &quot;>Trường mầm non Hà Long, huyện Hà Trung được đầu tư xây dựng với quy mô gần 300 trẻ.</span></p>Nhưng đến năm học 2017 – 2018, số trẻ đã tăng lên 565 trẻ

Trường mầm non Hà Long, huyện Hà Trung được đầu tư xây dựng với quy mô gần 300 trẻ. Nhưng đến năm học 2017 – 2018, số trẻ đã tăng lên 565 trẻ.

 
Năm 2008, Trường mầm non Hà Long, huyện Hà Trung được đầu tư xây dựng với quy mô gần 300 trẻ. Nhưng đến năm học 2017 – 2018, số trẻ đã tăng lên 565 trẻ, gây áp lực cho nhà trường về phòng, lớp học đảm bảo yêu cầu. Trước thực tế trên, UBND xã Hà Long đã khai thác quỹ đất và kêu gọi người dân địa phương đóng góp để đầu tư xây dựng thêm 10 phòng học, nhà bảo vệ và khuôn viên nhà trường. Tổng trị giá công trình hơn 8 tỷ đồng, trong đó, 2,4 tỷ đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa. 
 

 

Ông Nguyễn Văn Lê - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung: Công tác xã hội hóa được đưa ra bàn bạc rất đầy đủ tất cả các tổ cử tri, sau khi được sự đồng thuận thống nhất thì chúng tôi mới vận động nhân dân tham gia đóng góp. Tất cả bà con ủng hộ đóng góp 100%, không hộ nào có ý kiến gì vì bản thân các công trình phục vụ đích thực cho con em địa phương và đều được giám sát đầy đủ của nhân dân nên rất tin tưởng.

Ông Nguyễn Văn Lê - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung: Công tác xã hội hóa được đưa ra bàn bạc rất đầy đủ tất cả các tổ cử tri, sau khi được sự đồng thuận thống nhất thì chúng tôi mới vận động nhân dân tham gia đóng góp. Tất cả bà con ủng hộ đóng góp 100%, không hộ nào có ý kiến gì vì bản thân các công trình phục vụ đích thực cho con em địa phương và đều được giám sát đầy đủ của nhân dân nên rất tin tưởng.

 
Là một trong những địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học, đến nay toàn huyện Hoằng Hóa chỉ còn 23 trường học, chiếm tỷ lệ 17,1%. chưa đảm bảo cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Và ngay trong năm nay các xã đã và đang xây mới thêm 15 trường học. Kinh nghiệm của các địa phương là thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục với nguồn vốn ngân sách và kêu gọi sự vào cuộc của nhân dân trên địa bàn. 
 
Hiện nay, cả 3 bậc học trên địa bàn tỉnh còn thiếu 1.042 phòng học và có 3.975 phòng học đã xuống cấp. Trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp, số phòng học cần phải xây dựng mới lại nhiều, rất cần những cách làm sáng tạo và hiệu quả của các địa phương. Và thực tế cho thấy, địa phương nào thực sự quan tâm và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, thì nhân dân địa phương đó luôn đồng tình ủng hộ trong đóng góp xây dựng trường lớp học,bởi đó chính là hành động thiết thực vì tương lai tươi sáng của chính con em mình./.
 
Cẩm Thơ – Lê Quang