Định hướng ôn tập tuyển dụng viên chức; hợp đồng lao động 68/2000/NĐ-CP tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

17:35 - 10/11/2020

(TTV) - Thực hiện Công văn số 8537/UBND-THKH ngày 30/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấp thuận Kế hoạch tuyển dụng viên chức thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; Công văn số 10074/UBND-THKH ngày 28/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng viên chức thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; Công văn số 1396/SNV-CCVC ngày 07/7/2020 của Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa về việc tuyển dụng viên chức thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Hội đồng tuyển dụng viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thông báo định hướng ôn tập xét tuyển viên chức; hợp đồng lao động 68/2000/NĐ-CP tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa năm 2020 như sau:

1. Hiểu biết về Văn bản hợp nhất Luật viên chức số 26/VBHN - VPQH ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc Hội;

2. Hiểu biết về Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa;

3. Kiến thức, kỹ năng liên quan đến vị trí việc làm cần tuyển.

I. Tài liệu hiểu biết chung

1. Văn bản Số 26/VBHN-VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Văn phòng Quốc Hội về việc hợp nhất Luật viên chức (Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 52/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020).

2. Quá trình thành lập; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; tên, biểu tượng, thời lượng phát sóng các chương trình của Đài Phát  thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

II. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ

1.Vị trí phóng viên

- Tìm hiểu Luật báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016; Giáo trình Báo chí truyền hình (PGS.TS Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2011); Biên tập viên, phóng viên hạng III (Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp - Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLTTTT, NXB Thông tin và Truyền thông 2019);

- Tìm hiểu Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTTBNV ngày 07/4/2016 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí;  

- Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân;

- Quyền và Nghĩa vụ của Nhà báo, trách nhiệm xã hội của Nhà báo, đạo đức nghề nghiệp người làm báo;

- Các mối quan hệ của Nhà báo, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình;

- Kiến thức về Talk Show và Talk Show truyền hình, Gameshow truyền hình;

- Kỹ năng, phương pháp, nguyên tắc của phóng viên truyền hình;

- Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí.

2. Vị trí Biên tập viên

- Tìm hiểu Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTTBNV ngày 07/4/2016 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông;

- Kỹ năng của một BTV;

- Tin giả;

- Mối quan hệ giữa BTV với CTV, khán giả…

3. Vị trí Biên Dịch viên

- Tìm hiểu Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTTBNV ngày 07/4/2016 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông;

- Những kỹ năng, yếu tố cần thiết để của Biên dịch viên giỏi;

- Những nguyên tắc dịch tiếng Anh, tiếng Trung cơ bản;

- Những thuận lợi khó khăn của nghề;

- Mục tiêu dài hạn nếu được tuyển dụng và các nội dung liên quan ...

4. Ví trí  Đạo diễn

- Tìm hiểu Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTTBNV ngày 07/4/2016 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp  của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông;

- Đạo diễn truyền hình;

- Công việc của đạo diễn truyền hình và vai trò của đạo diễn ở các thể loại truyền hình.

5. Vị trí Biên kịch

- Tìm hiểu Thông tư  số: 10/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;

- Khái niệm về kịch bản và các loại kịch bản;  

- Các tuyến nhân vật trong kịch bản điện ảnh.

6. Vị trí Phát thanh viên

- Tìm hiểu Thông tư 46/2017/TT-BTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;

- Nhiệm vụ, tiêu chuẩn của Phát thanh viên;

- Những yếu tố để trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp;

- Vai trò của người dẫn chương trình trong chương trình thời sự, game show, Talk Show.

7. Ví trí Quay phim

- Tìm hiểu Thông tư 46/2017/TT-BTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;

- Các mối quan hệ nghề nghiệp của phóng viên Quay phim;

- Các kỹ năng quay phim cơ bản;

- Vai trò, mối quan hệ của quay phim trong ekip sản xuất chương trình truyền hình;

- Quay phim talk show và gameshow;

- Bản chất giữa việc quay phim cho tác phẩm thông tấn, chính luận và quay phim các chương trình nghệ thuật;

- Yêu cầu đối với quay phim khi thực hiện dạng phim không lời.

8. Ví trí Kỹ thuật dựng

- Tìm hiểu Thông tư 46/2017/TT-BTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;

- Các thiết bị kỹ thuật cần thiết để xây dựng các phòng máy phát thanh và truyền hình

- Xe truyền hình lưu động, hệ thống cơ khí, hệ thống thiết bị hình, âm thanh, điều kiện, nguồn...

- Công việc phải làm việc tại các phòng máy

- Các chuẩn kết nối tín hiệu âm thanh và hình ảnh

- Công việc truyền hình trực tiếp

- Cơ bản phần mềm Adobe Premiere

- Chuẩn xuất file HD của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

9. Ví trí  Âm Thanh viên

- Tìm hiểu Thông tư 46/2017/TT-BTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;

- Khai thác, vận hànhcác thiết bị phát thanh, truyền hình tại tổng khống chế phát hình, tổng khống chế phát thanh và hệ thống các máy phát hình.

10. Ví trí  Họa sĩ thiết kế sân khấu, đạo cụ, sản xuất đạo cụ

- Thiết kế sân khấu của chương trình, sự kiện truyền hình;

- Sử dụng màn hình LED khi thiết kế sân khấu truyền hình.

11. Vị trí  Nhân sự  - Hành chính

- Tìm hiểu Nghị định 91/2010/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành  một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng;

- Tìm hiểu Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;

- Nghiệp vụ hành chính văn phòng.

12. Vị trí Makéttinh- Quảng cáo

- Tìm hiểu Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Marketting căn bản;

- Cách xây dựng TVC Quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, youtube, web.

13. Ví trí Kế toán

Tìm hiểu Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017;

Tìm hiểu công tác kế toán của các Đài phát thanh truyền hình địa phương và đơn vị trực thuộc.

14. Ví trí Kế hoạch Tài chính

          - Tìm hiểu Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế Tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ Qui định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Sự nghiệp kinh tế và Sự nghiệp khác;

          - Tìm hiểu:

+ Công tác Kế hoạch, tài chính tại Đài PT-TH địa phương có phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch - Tài vụ độc lập như Đài PT –TH Thanh Hóa;

+  Kỹ năng của những người làm công tác Kế hoạch , Tài chính trong lĩnh vực Báo chí, tuyên truyền;

 + Tìm hiểu Qui trình lập Kế hoạch, Tài chính để tổ chức sự kiên tại Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương. 

15. Ví trí Văn Thư - Lưu trữ

- Tìm hiểu Nghị định 30/2000 ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác Văn thư;

- Công tác Văn thư tại Đài phát thanh, truyền hình.

16. Ví trí Trang điểm

- Phương pháp trang điểm cơ bản;

- Trang điểm trên truyền hình;

- Các phong cách trang điểm cho MC truyền hình. 

17. Ví trí Lái xe

- Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ số 28/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

- Kinh nghiệm lái xe an toàn;

- Công tác lái xe tại Đài phát thanh, truyền hình.

18. Ví trí Kỹ thuật Điện nước

- Kiến thức liên quan đến máy phát điện 1 pha, 3 pha; máy biến áp;

- Các biện pháp an toàn sử dụng, sửa chữa, bảo trì điện;

- Nhiệm vụ của Kỹ thuật điện nước tại Đài phát thanh và truyền hình

19. Ví trí Tạp vụ - Vệ sinh

- Điều kiện, công việc của người làm công tác tạp vụ, vệ sinh trong cơ quan;

- Công tác tạp vụ, vệ sinh tại Đài phát thanh, truyền hình.

20. Ví trí Bảo vệ

- Nhiệm vụ của bảo vệ cơ quan;

- Nhiệm vụ của bảo vệ tại Đài phát thanh, truyền hình;

- Nghiệp vụ công tác bảo vệ.

Mọi thông tin chi tiết về định hướng ôn tập, các ứng viên truy câp Website: truyenhinhthanhhoa.vn và liên hệ tại Phòng Tổ chức Hành chính, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

Trên đây là Thông báo định hướng ôn tập kỳ xét tuyển viên chức; hợp đồng lao động 68/2000/NĐ-CP tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa năm 2020 của Hội đồng tuyển dụng viên chức./.


TTV