Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa

20:06 - 20/08/2018

(TTV) - Các Đại biểu Quốc hội đang công tác tại tỉnh Thanh Hóa vừa có buổi làm việc với Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Thanh Hóa và các ban, ngành liên quan để khảo sát về tình hình công tác thi hành án dân sự và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì buổi làm việc.

 

Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa
Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa

Tính từ tháng 10/2017 đến nay, Cục Thi hành án dân sự  đã thụ lý trên 16.000 vụ việc, tăng gần 1000 vụ việc so với cùng kỳ, với số tiền thụ lý hơn 1.195 tỷ đồng. Kết quả xác minh phân loại có trên 12.700 vụ việc có điều kiện giải quyết và số tiền có điều kiện giải quyết là gần 963 tỷ đồng. Đến nay, đã giải quyết xong 8.770 vụ việc, đạt 68,96%, thấp hơn 1.04% so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Đồng thời, giải quyết được 345,5 tỷ đồng, vượt 5,89% so với chỉ tiêu Quốc hội giao.

Nhìn chung, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả trên tất cả các mặt công tác. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như:  tỷ lệ vụ việc thi hành xong chưa đạt so với chỉ tiêu Quốc hội giao; cơ sở vật chất của một số chi cục cấp huyện còn khó khăn; công tác phối hợp có lúc, có việc còn vướng mắc, hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, Chi cục Thi hành án Dân sự cũng báo cáo với các ĐBQH về kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết các vụ án lớn, phức tạp, thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc trong năm 2018.

Các ý kiến thảo luận tại buổi làm việc đã phân tích, làm rõ thêm những kết quả đạt được, cũng như các khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều ý kiến nêu lên những vướng mắc trong công tác phối hợp giữa các đơn vị Công an – Kiểm sát – Thi hành án, những bất cập liên quan đến thể chế gây khó khăn cho công tác thi hành án…

đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị các ngành, các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự, nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014; Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ và những văn bản có liên quan. Đồng thời, có biện pháp chỉ đạo kịp thời để các bản án, các quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị các ngành, các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự, đồng thời, có biện pháp chỉ đạo kịp thời để các bản án, các quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả công tác Thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Thi hành án là khâu cuối cùng trong quá trình tố tụng, nhằm hiện thực hóa những phán quyết của Tòa án vào thực tiễn cuộc sống; có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực thi công lý, xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định. Hoạt động thi hành án dân sự không những góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ những quyền con người, quyền công dân mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ đó, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị các ngành, các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự, nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014; Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ và những văn bản có liên quan. Đồng thời, có biện pháp chỉ đạo kịp thời để các bản án, các quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cũng lưu ý: cần tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện;  nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về Thi hành án dân sự trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, nhất là trong giải quyết những vụ án có tính chất phức tạp. Bên cạnh đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cần quan tâm củng cố tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể trong hệ thống Thi hành án dân sự các cấp, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong giai đoạn hiện nay.

Đức Đồng – Sỹ Thảo