Giao ban Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến vào một số dự thảo đề án

22:51 - 11/06/2018

(TTV) - Ngày 11/6, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và các Phó chủ tịch UBND tỉnh đã họp, nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và Nghiên cứu, phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và các Phó chủ tịch UBND tỉnh đã họp, nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và Nghiên cứu, phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và các Phó chủ tịch UBND tỉnh đã họp, nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và Nghiên cứu, phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch.

Dự thảo Đề án tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Với mục tiêu tập trung, tích tụ trên 26.000 ha đến hết năm 2020, 68.000 ha đến năm 2025, dự thảo đã đề ra các giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và giá trị trên 1 ha canh tác; các tiêu chí, điều kiện, phương thức sản xuất, quy mô diện tích được khuyến khích, đề xuất 4 hình thức tích tụ, tập trung như: đổi diền dồn thửa, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp đất liên kết tạo vùng sản xuất lớn.

Thảo luận về dự thảo đề án này, hầu hết các ý kiến đều khẳng định, thời gian qua, Thanh Hóa cũng đã ban hành rất đồng bộ các chính sách về phát triển nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp. Do vậy dự thảo này chỉ nên tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với các ý kiến tại hội nghị đó là chỉ tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với các ý kiến tại hội nghị đó là chỉ tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá đơn vị xây dưng dự thảo Đề án tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã có sự nghiên cứu nhiều chiều, công phu, có đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với các ý kiến tại hội nghị đó là chỉ tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Yêu cầu đơn vị soạn thảo tiếp thu các ý kiến tại hội nghị để hoàn thiện dự thảo đề án, không đề xuất các chính sách hỗ trợ trùng với chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, đồng thời bổ sung các điều kiện, tiêu chuẩn về suất đầu tư, tỷ lệ tự động hóa trong sản xuất, chế biến.

Tiếp đó, hội nghị cũng đã nghe đơn vị tư vấn và Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch trình bày dự thảo Đề án nghiên cứu, phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch. Dự thảo lựa chọn 7 lễ hội, và hoạt động văn hóa truyền thống, để nâng cấp, hình thành các lễ hội mới, độc đáo, mang sắc thái Thanh Hóa để phục vụ du lịch như: Lễ hội Lam Kinh, Am Tiên, phủ Nưa, đền bà Triệu, Fesstival biển Thanh Hóa, Fesstival di sản thế giới Thành nhà Hồ, lễ hội hương sắc vùng cao….Lựa chọn các loại hình văn hóa dân gian như Trò diễn Xuân Phả, hát ca Công, hát Tuồng…để đầu tư xây dựng nhằm phát triển thành các sản phẩm phục vụ tại các điểm, khu du lịch; đề xuất các cơ chế chính sách, thu hút tư, tổ chức quản lý, danh mục các dự án ưu tiên.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo đề án theo hướng, chọn 3 lễ hội để tổ chức theo quy mô cấp tỉnh là Lễ hội tình yêu với hàng loạt sự kiện, hoạt động, gắn với các di tích, các sự tích, giá trị văn hóa đặc biệt liên quan trên địa bàn tỉnh; Lễ hội Tế Nam giao; Lễ hội lam Kinh.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo đề án theo hướng, chọn 3 lễ hội để tổ chức theo quy mô cấp tỉnh là Lễ hội tình yêu; Lễ hội Tế Nam giao; Lễ hội lam Kinh.

Về dự thảo đề án này các đại biểu cho rằng, Thanh Hóa có nhiều lễ hội, giá trị văn hóa đặc sắc nhưng những lễ hội và giá trị văn hóa được chọn phải đáp ứng hai yếu tố, mang giá trị văn hóa đặc sắc và phải gắn với du lịch, nên lựa chọn những giá trị đã có thương hiệu, gắn với du lịch biển; dự thảo cũng cần làm rõ vấn đề huy động vốn, nhất là huy động xã hội hóa.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cho rằng, để phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội phục vụ du lịch thì cần phải có điểm nhấn. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo đề án theo hướng, chọn 3 lễ hội để tổ chức theo quy mô cấp tỉnh là Lễ hội tình yêu với hàng loạt sự kiện, hoạt động, gắn với các di tích, các sự tích, giá trị văn hóa đặc biệt liên quan trên địa bàn tỉnh; Lễ hội Tế Nam giao; Lễ hội lam Kinh. Bên cạnh đó các lễ hội gắn với các ngành, các địa phương tổ chức như lễ hội vùng cao, hò Sông Mã, các trò diễn dân gian cần nghiên cứu, phát huy, phục dựng và có thể triển khai ngay trong năm 2019 để phục vụ phát triển du lịch./.

Phương Thảo - Đức Tình