Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi thỏ ở xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

08:47 - 11/07/2020

(TTV)- Quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Hữu Thành, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thành công từ mô hình chăn nuôi thỏ thương phẩm với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sau 1 thời gian tìm hiểu kỹ thuật và học tập kinh nghiệm chăn nuôi thỏ, năm 2017, anh Nguyễn Hữu Thành đã quyết định đầu tư chăn nuôi thỏ sinh sản và thỏ thương phẩm. Bước đầu ít vốn, kinh nghiệm chưa nhiều nên anh chỉ đầu tư nuôi 50 cặp thỏ giống.

Do lựa chọn con giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn thức ăn và tiêm phòng đúng kỹ thuật, đàn thỏ nhà anh sinh trưởng tốt, sinh sản đều, thỏ thương phẩm khỏe mạnh và tăng trọng nhanh. Chỉ sau 3 năm, đến nay, trang trại chăn nuôi thỏ của gia đình anh Nguyễn Hữu Thành đã có 600 con thỏ mẹ và thường xuyên duy trì đàn thỏ thương phẩm khoảng 3500 con. Trung bình mỗi năm, thỏ mẹ đẻ 7 đến 8 lứa, mỗi lứa 6 đến 8 con.

Thỏ thương phẩm nuôi từ 3 đến 4 tháng, trọng lượng đạt 2,5 đến 3 kg/con đã có thể xuất bán, trung bình mỗi năm xuất 3 lứa. Riêng năm 2019, trang trại của anh Thành xuất bán 24 tấn thỏ thịt, với giá nhập cho công ty Nippon Zoki Nhật Bản là 77 nghìn đồng/kg, doanh thu đạt 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 800 triệu đồng.

Anh Nguyễn Hữu Thành- Thôn 1, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa:  "Đối với con thỏ trong quá trình mình chăn nuôi khâu phòng bệnh rất quan trọng. Các bệnh thỏ hay thường gặp là bệnh ghẻ, bệnh nấm, bệnh đi ngoài. Giờ đều có thuốc để dùng cho thỏ cả. Trong quá trình chăn nuôi mình cho ăn chủ yếu là cám và thêm rau, củ, quả tận dụng của địa phương. Hiện nay, để làm với công ty giá ổn định quanh năm. Giá ngoài thị trường thì đang rất cao, đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi thỏ tương đối ổn định "
Anh Nguyễn Hữu Thành- Thôn 1, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Đối với con thỏ trong quá trình mình chăn nuôi khâu phòng bệnh rất quan trọng. Các bệnh thỏ hay thường gặp là bệnh ghẻ, bệnh nấm, bệnh đi ngoài. Giờ đều có thuốc để dùng cho thỏ cả. Trong quá trình chăn nuôi mình cho ăn chủ yếu là cám và thêm rau, củ, quả tận dụng của địa phương. Hiện nay, để làm với công ty giá ổn định quanh năm. Giá ngoài thị trường thì đang rất cao, đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi thỏ tương đối ổn định"

Trong quá trình phát triển mô hình trang trại chăn nuôi thỏ, anh Nguyễn Hữu Thành vẫn không ngừng tìm hiểu, học tập để nâng cao kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi. Năm 2019, anh được Sở Khoa học công nghệ tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ đầu tư con giống, chuồng trại và trang thiết bị để làm mô hình nuôi thỏ công nghệ cao, mở ra hướng đi bền vững và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, do trang trại của anh được xây dựng ở vùng đất ngoại đê, nên vào mùa mưa lũ hàng năm đều phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt. Vì vậy, anh đang có dự định sẽ chuyển trang trại đến khu vực an toàn hơn, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. 

Ông Quản Bá Tào- Bí thư Đảng ủy xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa:  "Trước hết chúng tôi sẽ tiếp tục dồn điền đổi thửa, để quy hoạch các vùng đất cho phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt mô hình thỏ này chúng tôi đang phấn đấu cuối năm nay 1 số diện tích đất có rồi chúng tôi sẽ cho gia đình tập trung vào trong đây để mở rộng mô hình này, chống lụt bão ngoài đê "
Ông Quản Bá Tào- Bí thư Đảng ủy xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Trước hết chúng tôi sẽ tiếp tục dồn điền đổi thửa, để quy hoạch các vùng đất cho phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt mô hình thỏ này chúng tôi đang phấn đấu cuối năm nay 1 số diện tích đất có rồi chúng tôi sẽ cho gia đình tập trung vào trong đây để mở rộng mô hình này, chống lụt bão ngoài đê"

Do liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty Nippon Zoki Nhật Bản nên trang trại của anh Thành có đầu ra rất ổn định. Ngoài ra, anh còn liên kết, đầu tư con giống, hướng dẫn kỹ thuật và làm đối tác tiêu thụ thỏ ổn định cho 3 trại nuôi thỏ vệ tinh ở các xã lân cận.

Theo THNM 11/7/2020